TOP 10 cách trị tiểu đường tại nhà an toàn, hiệu quả

Rate this post

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính phổ biến trên thế giới, trong đó số liệu tại Việt Nam không ngừng gia tăng mỗi năm. Để tối ưu trong việc điều trị bệnh tiểu đường, không chỉ là thay đổi chế độ ăn uống, mà người bệnh cần phải phối hợp nhiều hoạt động hằng ngày với nhau.

Sau đây là các cách trị tiểu đường tại nhà mà bạn có thể tham khảo tại bài viết dưới đây.

Hướng dẫn 10 cách trị tiểu đường tại nhà an toàn, hiệu quả

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Đây cũng là cách trị tiểu đường được nhiều người bệnh áp dụng phổ biến. Bởi chế độ ăn uống là một trong những yếu tố gây ra bệnh tiểu đường.

Do đó một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ giúp người bệnh giảm thiểu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, đồng thời giúp tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Xay-dung-che-do-an-uong-khoa-hoc-giup-ngan-ngua-benh-tieu-duong.jpg

Một số nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường như sau:

  • Bổ sung chất xơ từ rau củ quả tươi, protein từ thịt trắng, đồng thời tránh tiêu thụ các loại trái cây nhiều đường như: Sầu riêng, mít, dứa chín, xoài chín, chuối, vải thiều, nhãn, dưa hấu,…
  • Cân bằng lượng carbohydrates trong khẩu phần ăn. Tốt nhất hãy hạn chế các nhóm thực phẩm có chứa quá nhiều tinh bột.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, đồ chiên xào, bánh kẹo… Đồng thời, không nên dùng nhiều muối đường khi chế biến món ăn.
  • Thay mỡ động vật bằng chất béo lành mạnh như dầu thực vật.
  • Đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng mỗi ngày với đầy đủ các nhóm chất: đạm, béo, tinh bột và xơ.
  • Ăn đúng giờ, không để cơ thể quá đói. Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ.
  • Ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt và tập trung khi ăn.
  • Từ bỏ thói quen ăn khuya và tuyệt đối không được bỏ bữa ăn sáng.

Tập các bài tập giúp giảm đường huyết mỗi ngày

Đi bộ

Đi bộ 30 phút/ngày rất tốt cho người bị tiểu đường, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên đi bộ với cường độ vừa phải với khoảng thời gian 150 phút mỗi ngày để giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Chạy bộ

Chạy bộ có thể cải thiện độ nhạy của cơ thể đối với insulin, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp chống lại tình trạng kháng insulin, tăng cường sức đề kháng và giảm cân.

Thuong-xuyen-van-dong-the-chat-giup-kiem-soat-benh-tot-hon.jpg

Tuy nhiên, khi chạy trong thời gian dài hơn 60 phút, có nguy cơ hạ đường huyết. Do đó, người bệnh nên mang theo viên nén glucose hoặc đồ uống có đường để phòng ngừa tình trạng này.

Ngoài ra, nếu người bệnh có mức đường huyết quá cao hoặc do thời tiết nóng, tình trạng mất nước trong cơ thể có thể xảy ra. Do đó, trước khi bắt đầu chạy bộ, người bệnh cần kiểm tra mức đường trong máu ở mức ổn định khoảng 7-10 (mmol/l).

Đạp xe

Đạp xe định kỳ vài lần mỗi tuần cũng giúp người mắc bệnh tiểu đường giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ huyết áp tăng cao.

Ngoài ra, đạp xe cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng sức bền và tăng cường máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn.

Khiêu vũ

Người bệnh tiểu đường có thể tự tập khiêu vũ hoặc khiêu vũ với đối tác, việc chuyển động theo âm nhạc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Các hình thức khiêu vũ đều giúp giảm tình trạng kháng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện tâm trạng, gia tăng sức khỏe cho xương khớp.

Kiểm soát cân nặng hợp lý

Không phải người bệnh tiểu đường nào cũng thừa cân, béo phì, tuy nhiên sự tích tụ mỡ nội tạng làm tăng tình trạng viêm và kháng insulin, gây ra nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tiểu đường.

Do đó, người bệnh cũng nên áp dụng các giải pháp giảm cân cho cơ thể cũng là cách trị tiểu đường hiệu quả và dễ dàng thực hiện tại nhà.

Duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ

Ít người nhận ra tầm quan trọng của việc thư giãn và có giấc ngủ đúng giờ trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Bởi nếu căng thẳng và thiếu ngủ kéo dài sẽ gây tăng sản xuất các hormone cortisol và epinephrine, dẫn đến tăng đường huyết trong cơ thể.

Vì vậy, người bệnh hãy luôn duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tập yoga, ngồi thiền, trò chuyện cùng bạn bè,… để giúp kiểm soát bệnh tình tốt hơn.

Theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày

Việc theo dõi mức đường huyết hàng ngày giúp người bệnh theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh của mình, đồng thời đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị bệnh tiểu đường.

Thuong-xuyen-kiem-tra-duong-huyet-moi-ngay.jpg

Để chọn thiết bị đo đường huyết phù hợp, người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Người bệnh nên đo đường huyết vào các thời điểm sau:

  • Buổi sáng khi thức dậy và đang đói.
  • Khoảng 1 – 2 giờ sau mỗi bữa ăn chính.
  • Trước khi đi ngủ.

Uống chè xanh

Thành phần của chè xanh giàu hàm lượng polyphenol cao, giúp chống oxy hóa mạnh cho cơ thể, duy trì mức đường huyết lý tưởng, giảm lượng cholesterol, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, thần kinh,…

Với những công dụng tuyệt vời trên, người bệnh hãy uống chè xanh mỗi ngày để giúp ổn định và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Sử dụng các bài thuốc Đông y

  • Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng một số dược thảo sau:
  • Sử dụng nước ép củ cải đường, khoảng 100 – 150ml, từ 2 -3 lần/ ngày.
  • Địa cốt bì 50g/ ngày dùng hãm uống như trà.
  • Bạch thược 30 gam, cam thảo 10 gam, mỗi ngày một thang.
  • Hạt kỷ tử 30 gam, hấp chín, chia ra ăn 2 lần/ ngày.
  • Cây xấu hổ, đơn bì, hoàng kỳ, sinh địa nghiền nhỏ, 60 gam/ thang, dùng 4 thang/ ngày, pha uống với nước nóng.

Nước ép cây xương rồng lê gai

Trong lĩnh vực Đông y, cây xương rồng lê gai có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, trong đó:

  • Thân cây có tác dụng thải độc, kích thích sự lưu thông và kháng khuẩn.
  • Lá cây có tác dụng làm mát, giảm viêm và lọc độc tố.
  • Hoa cây giúp làm mát, thải độc và kích thích sự lưu thông.
  • Nhựa của cây có tác dụng làm giảm viêm và ngứa.

Uong-nuoc-ep-cay-xuong-rong-le-gai-de-ho-tro-dieu-tri-benh-tieu-duong.jpg

Cách trị tiểu đường bằng cây xương rồng lê gai như sau:

  • Dùng 500g lá xương rồng lê gai, nấu sôi với nước và chia ra uống 2-3 lần mỗi ngày.

Do vị ngọt của xương rồng lê gai không chứa đường nên rất tốt cho những người ai mong muốn điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Cách dùng mướp đắng chữa tiểu đường tại nhà

Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua từ lâu được xem là một vị thuốc quan trọng trong Đông y. Với vị đắng và tính hàn, mướp đắng mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Nó có khả năng thanh nhiệt, giải độc và có tác dụng lợi tiểu.

Sử dụng mướp đắng trong việc chữa bệnh tiểu đường cũng đem lại hiệu quả. Bởi trong thành phần của mướp đắng có khả năng cơ thể kích thích sản xuất insulin, từ đó giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường huyết.

Cách trị tiểu đường với mướp đắng như sau:

Cách thứ nhất:

  • Chuẩn bị 1 quả mướp đắng tươi đem rửa sạch rồi để ráo.
  • Cho vào máy ép lấy nước cốt, thêm vào 1 ít muối hoặc 1 thìa cafe nước cốt chanh cho dễ uống.
  • Với thức uống này nên sử dụng vào buổi sáng khi bụng còn rỗng.

Cách thứ 2:

  • Chuẩn bị 1/2 quả mướp đắng, 1 quả dưa leo, 1 quả ớt xanh và vài cọng rau cần.
  • Tất cả các nguyên liệu trên cần rửa sạch (mướp đắng cần bỏ ruột) rồi thái nhỏ.
  • Cho vào máy xay nhuyễn và lọc lấy nước.
  • Chia đều làm 2 lần uống/ ngày, vào buổi sáng và buổi chiều.

Nếu khó uống, bạn có thể dùng mướp đắng nhồi thịt để làm canh, mướp đắng xào thịt, xào trứng… đều có tác dụng hỗ trợ chữa trị tiểu đường.

Bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ trị tiểu đường hiệu quả

Ngoài việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Các chuyên gia sức khỏe thường khuyên người bệnh bổ sung thuốc trị tiểu đường mỗi ngày để giúp kiểm soát và quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bo-sung-thuoc-tri-tieu-duong-giup-co-the-kiem-soat-va-on-dinh-duong-huyet-tot-nhat.jpg

Công dụng chính của thuốc này là giúp kiểm soát mức đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm >> Thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Một số lưu ý khi chữa bệnh tiểu đường tại nhà

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác gây hại
  • Người bệnh không thức khuya, đảm bảo ngủ đúng giờ đủ giấc, thời gian ngủ hợp lý nên từ 7 – 9 tiếng/ngày.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tối thiểu 2 lít/ngày.

Trên là những chia sẻ về 10 cách trị tiểu đường tại nhà tốt nhất, hi vọng thông qua những kiến thức bổ ích này, quý người bệnh có thêm nhiều giải pháp để cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: nhathuocviet.vn

Xem thêm:

Bị tiểu đường ăn hoa quả gì? TOP 25 loại trái cây tốt nhất

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ giới khác gì với đàn ông

Bộ máy đo và que thử đường huyết OG Care

Trả lời