Bị tiểu đường ăn hoa quả gì? TOP 25 loại trái cây tốt nhất

Rate this post

Tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt ở những người trưởng thành và người cao tuổi. Để kiểm soát bệnh, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng được khuyến khích. Trong đó, hoa quả được xem là một lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, không phải loại hoa quả nào cũng được khuyến khích và sử dụng đúng cách cũng rất quan trọng.

Vậy, tiểu đường ăn hoa quả gì? Khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!

Người bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Táo

Nếu bạn đang thắc mắc tiểu đường ăn hoa quả gì thì hãy ưu tiên ăn táo mỗi ngày nhé. Bởi trong thành phần của táo có nhiều vitamin C, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa, đồng thời có chỉ số đường huyết thấp ở mức 38.

Pectin có trong quả táo cũng giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường khoảng 35%.

Pectin-co-trong-qua-tao-giup-dao-thai-doc-to-va-giam-insulin-doi-voi-benh-nhan-tieu-duong.jpg

Bơ cũng giàu các axit amin, chất béo, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, bơ cũng giúp giảm chất béo trung tính triglyceride và mức cholesterol xấu trong cơ thể, đồng thời chỉ số đường huyết của bơ rất thấp và an toàn.

Dâu, việt quất, mâm xôi, nho, cherry

Các loại hoa quả này đều có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và các chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời có khả năng kiểm soát đường máu và giảm mỡ máu phù hợp cho người bị tiểu đường.

Cam, quýt và bưởi

Cam, quýt và bưởi đều là những loại trái cây mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng. Bởi chỉ số đường huyết của chúng ở mức thấp và chứa nhiều chất xơ.

Ngoài ra, nhờ tác động tương tự insulin, bưởi có thể giúp giảm đường huyết.

Trong các bữa phụ, người bệnh đái tháo đường có thể ăn khoảng 4 múi bưởi, hoặc một trái cam, hoặc hai trái quýt.

Sầu riêng

Sầu riêng là một loại trái cây giàu chất béo và vitamin. Theo các bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 múi sầu riêng trong bữa phụ để hạn chế việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng.

Anh đào

Anh đào có chứa nhiều polyphenol và Vitamin C, giúp giảm phản ứng viêm trong cơ thể và phòng ngừa bệnh tim mạch, ung thư.

Bên cạnh đó, lượng calo và carbohydrate trong 1 cốc anh đào chỉ là 52 và 12,5, không ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể.

Mít

Mít giàu vitamin C và chất dinh dưỡng thực vật, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh tiểu đường có thể ăn một lượng phù hợp 3-4 miếng/ ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lê giàu chất xơ và nước, giúp điều hòa quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón cho người cao tuổi bị tiểu đường. Điều này cũng giúp lê có chỉ số đường huyết thấp, không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Ngoài ra, lê còn tăng độ nhạy cảm với insulin của cơ thể.

Le-co-tac-dung-tang-do-nhay-cam-voi-insulin-trong-co-the.jpg

Chuối xiêm

Để bổ sung cho bữa phụ, bác sĩ khuyến cáo nên ăn 1 quả chuối xiêm cho người bị bệnh tiểu đường.

Quả vải, nhãn

Nếu muốn ăn trái cây khác, một chén nhỏ nhãn hoặc vải là phù hợp nhất cho người bị đái tháo đường.

Xoài chín

Nhiều người lầm tưởng xoài chứa nhiều đường, không được phép cho người bị tiểu đường ăn. Nhưng theo các chuyên gia việc dùng xoài chín cho bữa phụ trong ngày, với khẩu phần một quả xoài, cung cấp khoảng 65 Kcal.

Chùm ruột núi

Chùm ruột núi, mặc dù ít phổ biến và có vị đắng, lại rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhờ chứa nhiều vitamin C và chất xơ. Với chỉ số đường huyết là 40, quả này thích hợp để sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân đái tháo đường.

Dưa hấu

Dưa hấu chứa nhiều nước và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, người bệnh có thể sử dụng 2 lát nhỏ trong bữa phụ.

Đu đủ

Đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng và enzyme bảo vệ bệnh nhân đái tháo đường khỏi gốc tự do có hại. Với chỉ số đường huyết là 60, đu đủ là loại trái cây được các bác sĩ khuyên nên có trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường và giúp ngăn ngừa được bệnh tim.

Neu-ban-dang-ban-khoan-tieu-duong-nen-an-hoa-qua-gi-thi-co-the-uu-tien-an-du-du.jpg

Quả trâm

Quả trâm được công nhận là một loại thảo dược dân gian chữa bệnh tiểu đường, giúp cải thiện lượng đường cao trong máu nhờ vào chỉ số đường huyết thấp là 25. Người bệnh nên sử dụng cả quả trâm tươi và hạt trâm dạng bột đã tán nhuyễn.

Xoài chín

Xoài chín có thể sử dụng thay thế bữa phụ trong ngày với khẩu phần là một má xoài, cung cấp khoảng 65 Kcal.

Lựu

Lựu giúp điều hòa lượng đường trong máu và có chỉ số đường huyết thấp là 18, là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Quả đào

Quả đào có chỉ số đường huyết là 28, khá thấp nhưng lại chứa nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa và vitamin tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Đào là một gợi ý tốt cho những ai đang tìm kiếm loại hoa quả phù hợp để ăn khi bị tiểu đường.

Hạn chế sử dụng hoa quả sấy khô, hoặc nước ép chứa nhiều đường

Người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây sấy khô hoặc đóng hộp vì chúng có nhiều đường. Trái cây đã qua chế biến như sữa chua dâu tây, nho khô không phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường.

Theo các bác sĩ, người bệnh tiểu đường nên ăn ít nhất 1-2 loại trái cây và ít nhất 5 khẩu phần rau quả trong thực đơn hàng ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, đồng thời đảm bảo hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng mà không làm tăng chỉ số đường huyết.

Cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

  • Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, người bị tiểu đường cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
  • Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa và giảm nhẹ tình trạng bệnh tiểu đường. Bạn có thể chọn đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đi xe đạp hoặc các môn thể thao phù hợp để tập luyện mỗi ngày.
  • Ăn uống lành mạnh, kiểm soát calo, chọn thực phẩm ít đường, ít chất béo, nhiều chất xơ, protein và vitamin. Hạn chế đồ ăn nhanh, gas, bánh kẹo và đồ ngọt.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Kiểm soát calo và tập luyện thường xuyên đốt cháy calo dư thừa.
  • Giảm stress bằng yoga, quản lý thời gian và xây dựng các mối quan hệ tốt với người thân, bạn bè,…
  • Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên hỗ trợ bổ sung các loại thuốc trị tiểu đường mỗi ngày giúp ổn định và kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể, đồng thời còn giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Bo-sung-thuoc-tri-tieu-duong-giup-phong-ngua-va-kiem-soat-tot-duong-huyet-trong-co-the.jpg

Gợi ý >> TOP 6 TPCN, thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay, được bác sĩ khuyên dùng

Khám định kỳ để đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường. Nếu nguy cơ cao, kiểm tra đường huyết và điều trị kịp thời.

Trên là chủ đề về “Người bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì”, hi vọng thông qua bài viết, quý bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình tốt hơn.

Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm tại: Nhà thuốc Việt

Xen thêm:

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ giới khác gì với đàn ông

Đường ăn kiêng Tropicana Slim Low Calorie Sweetener Classic

Trả lời