Bữa ăn phụ, món ăn vặt cho bệnh nhân tiểu đường

5/5 - (2 bình chọn)

Bổ sung thêm bữa phụ, món ăn vặt là điều mà rất nhiều bệnh nhân tiểu đường thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kiểm soát các loại thực phẩm trong chế độ ăn bữa phụ của mình. Vậy người bệnh đái tháo đường ăn gì cho bữa ăn vặt để không bị tăng đường huyết? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường

Người tiểu đường có được ăn bữa phụ, ăn vặt không?

Mắc tiểu đường không đồng nghĩa với việc bạn không bao giờ được ăn bữa phụ hay thưởng thức một món ăn vặt nào đó. Chỉ cần thay đổi công thức nấu món phụ hay lựa chọn đồ ăn vặt thân thiện với người tiểu đường, bạn có thể đáp ứng với sở thích ăn vặt của mình mà không lo tăng đường huyết.

Tuy nhiên, cần ghi nhớ đối với bệnh nhân đái tháo đường, tổng lượng carbohydrate (carb) trong các bữa phải nhiều hơn tổng lượng đường. Món ăn vặt trong bữa phụ vẫn có thể phù hợp nếu chế độ ăn uống được điều chỉnh phù hợp.

Bữa phụ cho người tiểu đường
Bữa phụ cho người tiểu đường

Chế độ ăn gồm nhiều bữa nhỏ hoặc có 3 bữa chính + 1-2 bữa phụ sẽ phù hợp với các đối tượng như:

  • Ăn 1 bữa không đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Người bị suy dinh dưỡng đang cần bổ sung thêm năng lượng.
  • Bệnh nhân là thai phụ cần tăng cân.
  • Người có nguy hạ đường huyết về đêm hoặc khi tập thể lực khá nặng và kéo dài.

Lưu ý cho bữa phụ của người tiểu đường

Không phải tất cả loại thực phẩm người bệnh tiểu đường đều có thể ăn được. Việc lựa chọn đồ ăn gì, lượng bao nhiêu và ăn vào thời điểm nào rất quan trọng. Một số nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn chọn lựa những thực phẩm tốt dành cho bữa phụ của mình.

Lưu ý cho bữa phụ của người tiểu đường
Lưu ý cho bữa phụ của người tiểu đường
  1. Bữa ăn phụ dành cho người tiểu đường là những đồ ăn giàu đạm, ít tinh bột, chứa nhiều chất xơ và bao gồm chất béo lành mạnh.
  2. Người bệnh nếu ăn bữa phụ cần cách bữa chính ít nhất 2 tiếng, chỉ nên dung nạp các thực phẩm có hàm lượng đường thấp. Chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình cho bữa phụ của mình.
  3. Nên ăn những thực phẩm như sữa, ngũ cốc… dành riêng cho người bệnh tiểu đường trong bữa phụ.
  4. Mỗi bữa ăn phụ, không nên ăn quá 15g tinh bột (tương đương với 170g thanh long, 300g dưa hấu, 600g bơ vỏ xanh oặc 330ml sữa không đường…).
  5. Bạn đừng quên đo đường huyết ngay cả khi cảm thấy đói. Nếu đường huyết cao mà vẫn đói, người bệnh nên chọn bữa phụ là các loại đạm làm thức ăn như thịt, trứng…Thực phẩm này giúp bạn “xóa tan” cơn đói mà không gây tăng đường huyết.
  6. Nhiều bệnh nhân sợ ăn lượng lớn thức ăn khiến đường huyết tăng cao nên một số người lựa chọn chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Tuy nhiên, thực tế điều này không khiến đường huyết ổn định hơn mà có thể gây ảnh hưởng tới nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như học tập, công việc của bệnh nhân.

Bữa ăn phụ, đồ ăn vặt lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường

Khẩu phần ăn dù là bữa chính hay ăn vặt của người tiểu đường đều cần được kiểm soát chặt chẽ, khoa học nhưng phù hợp với tình trạng bệnh lý. Đối với bệnh nhân tiểu đường, bữa phụ nên ăn loại trái cây, sữa tươi, sữa chua không đường. Không nên ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn, bánh kẹo nhiều đường.

Sau đây là gợi ý một số thực phẩm cho bữa phụ, đồ ăn vặt phù hợp với người bệnh tiểu đường.

  1. Trái cây

Trái cây tươi là nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ, cung cấp vitamin tốt cho sức khỏe có thể sử dụng làm bữa ăn vặt cho bệnh nhân tiểu đường. Nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, tránh dùng những loại quả có chỉ số đường huyết cao.

Người bệnh cần ghi nhớ quy tắc đơn giản “táo, cam, nho, quả mọng” để biết cách chọn trái cây và liều lượng. Và một khẩu phần phù hợp là bằng 1 nắm tay. Nếu số lượng trái cây mà bạn ăn mỗi bữa nhiều hơn 1 nắm tay sẽ ảnh hưởng tới mức insulin của bệnh nhân tiểu đường.

Một số loại quả bệnh nhân tiểu đường có thể ăn như:

Trái cây họ cam, quýt:

Trái cây họ cam, quýt
Trái cây họ cam, quýt

Nhóm quả này có chỉ số đường huyết thấp và chứa nhiều chất xơ. Chúng có tác dụng điểu chỉnh enzyme, giảm stress oxy hóa, giảm viêm và có ích trong điều chỉnh lượng đường máu, kháng insulin do chứa nhiều naringenin. Trong các bữa phụ, bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn khoảng 4 múi bưởii hoặc một trái cam hay hai trái quýt.

Chuối:

Chuối tốt cho sức khỏe do chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa. Chuối xanh còn được biết đến với công dụng cải thiện độ nhạy của insulin do có nguồn tinh bột kháng.

Bệnh nhân tiểu đường nên chọn chuối xanh, gần chín, không nên ăn chuối chín quá bởi lượng đường khá cao. Chỉ nên ăn chuối vào bữa ăn vặt với 1 quả nhỏ hoặc nửa quả lớn, cách bữa chính khoảng 2 giờ.

Quả bơ:

Bơ giàu chất béo, axit amin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Nguồn axit béo không bão hòa đơn có trong quả bơ có lợi cho việc cải thiện độ nhạy insulin và hấp thụ glucose để giảm lượng đường trong máu. Nếu đang không biết ăn gì khi bị tiểu đường, thì bơ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Các loại quả mọng:

Quả mọng
Quả mọng

Dâu tây, nho, việt quất, chery là những loại quả mọng có chứa nhiều vitamin C, chất xơ và các khoáng chất, có khả năng kiểm soát đường máu, giảm mỡ máu, giảm cảm giác thèm ăn nên rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Trái táo:

Táo là loại quả có chứa đường fructose không làm tăng lượng đường trong máu nên được khuyến khích trong bữa phụ cho người tiểu đường. Táo còn chứa lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cung cấp cho cơ thể. Ăn táo còn giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin, làm chậm hấp thu đường vào cơ thể. Táo đã được rửa sạch, bệnh nhân có thể ăn táo cả vỏ.

  1. Sữa chua không đường

Sữa chua
Sữa chua

Một hộp sữa chua không đường cùng với chút trái cây trở thành bữa phụ hấp dẫn cho bạn mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây không chỉ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng nhiều dinh dưỡng mà còn trở thành món ăn vặt dành cho người tiểu đường vào buổi xế chiều.

Một hộp sữa chua không đường trọng lượng 100mg chỉ chứa 5g carbohydrate và 68kcal nên không làm tăng đột biến lượng đường trong máu ở bệnh nhân mắc đái tháo đường. Bên cạnh đó, sữa chua còn là nguồn cung cấp probiotics – vi khuẩn có ích cho sức khỏe đường ruột.

Chủng vi khuẩn cụ thể như Lactobacillus và Bifidobacterium là những vi khuẩn probiotics phổ biến có trong sữa chua lên men và có thể giúp làm giảm lượng huyết trong cơ thể. Vì vậy, sữa chua không đường là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bữa phụ của bệnh nhân tiểu đường.

Có nhiều loại sữa chua không đường khác nhau bạn có thể lựa chọn như:

  • Sữa chua hữu cơ được làm bằng sữa hữu cơ hoặc có thành phần hữu cơ khác.
  • Sữa chua thuần chay như sữa chua đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, hạt lanh hay yến mạch.

Người bệnh có thể ăn kèm sữa chua với chút trái cây tươi để tăng hương vị. Tuy nhiên, không nên ăn sữa chua vào lúc đói sẽ khiến men lactic dễ bị hủy hoại và làm mất tác dụng của sữa chua. Tốt nhất, nên thưởng thức món ăn vặt này trong 1 – 2 giờ sau ăn. Cũng không nên đun nóng sữa chua sẽ làm mất tác dụng hữu ích và giảm đi sự thơm ngon của nó.

  1. Các loại hạt

Các loại hạt đặc biệt là hạnh nhân, óc chó…  có chứa hàm lượng chất béo lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết. Đây cũng là nguồn cung cấp magie – một khoáng chất giúp điều chỉnh khả năng insulin hấp thụ glucose từ máu để giảm lượng đường máu.

Theo nghiên cứu, bệnh nhân tiểu đường ăn các loại hạt mỗi ngày có thể cải thiện đường huyết. Sau đây là một số loại hạt bạn có thể bổ sung vào bữa ăn vặt của mình lúc buồn chán mà không lo tăng đường huyết.

Hạt óc chó:

Hạt óc chó
Hạt óc chó

Không chỉ có vị béo ngậy hấp dẫn, óc chó còn chứa ít carbs và nhiều dưỡng chất như sắt, magie, vitamin B, chất xơ và các chất chống oxy hóa… giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, thúc đẩy chức năng não, đặc biệt là kiểm soát lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Hàm lượng calo trong quả óc chó khá thấp nên nó không làm tăng trọng lượng của cơ thể. Đây được coi là món ăn vặt dành cho người tiểu đường với lượng dinh dưỡng cao.

Hạnh nhân:

Hạnh nhân là loại hạt chứa ít carbs, nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như magie, vitamin E, đồng, phốt pho, mangan, protein… thúc đẩy quá trình kiểm soát cân bằng nhờ giảm cảm giác thèm ăn. Hạnh nhân cũng không làm tăng đường huyết nên phù hợp để làm bữa ăn vặt cho người đái tháo đường.

Hạt chia:

Hạt chia
Hạt chia

Hạt chia chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, axit béo omega 3, magie, ít tinh bột nên giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng của tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể kết hợp hạt chia với sữa chua, ngũ cốc yến mạch, salad, trái cây. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên dùng quá 15g/ngày nhé.

Hạt điều:

Hạt điều có vị khá béo nhưng lại không gây tăng đường huyết và cân nặng của bạn. Ăn hạt điều còn ngăn ngừa ung thư, kiểm soát cơn đói hiệu quả. Bởi vậy mà chúng trở thành món ăn vặt được ưa chuộng trong bữa phụ của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn 2 – 3 lần mỗi tuần và mỗi lần chỉ sử dụng từ 10 – 15 hạt thôi nhé, không nên ăn hạt điều quá nhiều.

>> Tham khảo thêm: Gạo lứt cho người tiểu đường

Lời khuyên của bác sĩ khi bệnh nhân muốn ăn vặt

Khi người bệnh tiểu đường lựa chọn đồ ăn vặt dù là món ngọt hay món mặn nhưng cần phù hợp, bổ sung với hàm lượng vừa phải để tránh làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhịn đói cả ngày hoặc để bụng quá đói, sau đó lại tiêu thụ một lượng lớn glucose cùng một lúc trong bữa ăn.

Bệnh nhân tiểu đường vẫn nên duy trì các bữa chính, bữa phụ với khẩu phần nhỏ đến vừa, khoảng 2 – 3 giờ/lần để tránh bị đói và ăn quá nhiều một lúc.

Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân tiểu đường nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp cải thiện bệnh lý, điển hình là Giảo cổ lam Tuệ Linh. Sản phẩm có 2 dạng trà và viên được chứng minh có tác dụng giảm đường huyết, phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Giảo cổ lam Tuệ Linh với 100% loại 5 lá là sản phẩm duy nhất trên thị trường có vùng đất trồng sạch theo tiêu chuẩn GACP đáp ứng 5 vấn đề: không phân bón, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, nguồn nước và không khí không ô nhiễm.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường trong việc lựa chọn ăn gì cho bữa phụ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà vẫn kiểm soát đường huyết.

Trả lời