Lá lốt có tác dụng gì và chữa được những bệnh nào

3/5 - (2 bình chọn)

Lá lốt có tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt, xương khớp. Nhưng việc sử dụng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu quá lạm dụng. Chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ trước khi dùng các bài thuốc có chứa nguyên liệu này. Vậy lá lốt có tác dụng gì và chữa bệnh như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

la-lot-co-tac-dung-gi.jpg

Lá lốt có tác dụng gì

Lá lốt có tác dụng gì? Công dụng chữa bệnh lá lốt như thế nào

Lá lốt hương vị thơm đặc trưng, là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn dân dã mà hấp dẫn như bò cuốn lá lốt, chả ốc lá lốt, lẩu ếch, ốc nấu chuối… Trong y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng gì đã được kiểm chứng, đây là cây thuốc quý trị phong thấp, đau bụng do lạnh, phù thũng… Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, tác dụng của lá lốt chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu (có lẽ vì thế mà được dùng với thịt bò nướng vốn khó tiêu), đau đầu vì cảm lạnh…

Trong đời sống, người ta thường dùng lá lốt như một loại rau để ăn sống hoặc nấu canh, hoặc làm gói chả… Lá lốt giúp chữa đau nhức xương, trị bệnh kiết lỵ, tổ đỉa, mụn nhọt, phù thũng,… Ngoài ra, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.

Các bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt

Chữa chứng ra mồ hôi tay, chân

Sau khi chúng ta hiểu được lá lốt có tác dụng gì thì chúng ta sẽ tham khảo cách chữa ra mồ hôi tay, chân như thế nào.

Bạn cần rửa sạch và thái nhỏ 30 gam lá lốt, áp dụng cách sao vàng hạ thổ. Tiếp theo sắc nguyên liệu với 3 bát nước còn lại 1 bát. 1 bát này chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 7 ngày, tạm ngưng 4-5 ngày rồi uống thêm 7 ngày nữa. Vậy là bạn đã thực hiện đủ 2 liệu trình. Và hãy chờ xem kết quả lá lốt mang lại như thế nào nhé!

Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Thời tiết thay đổi, khí hậu giá lạnh cũng chính là lý do gây đau nhức xương khớp. Lúc này bạn nên chuẩn bị 20 gam lá lốt, 16 gam gai tầm xoang và 12 gam thiên niên kiện. Lấy nguyên liệu sắc với 400ml. Sắc xong còn 100ml chia đều uống trong ngày.

Cách khác lấy 15 gam lá lốt cùng 15 gam rễ cây cỏ xước, rễ bưởi thái mỏng và 13 gam rễ cau vòi voi. Sao vàng tất cả lên rồi sắc với 600ml nước. Sau khi sắc còn 200ml, chia đều 3 lần/ ngày.

Trời lạnh làm cơ thể đau nhức xương khớp, người bệnh nên có các giải pháp phòng tránh để giảm cơn đau.

la-lot-co-tac-dung-gi-1.jpg

Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Sau khi bạn đã hiểu lá lốt có tác dụng gì thì nó giúp chữa đau bụng một cách hiệu quả. Trở về nhà sau khi trải qua cơn lạnh rét buốt bên ngoài khiến bạn lạnh và đau bụng. Để giảm cơn đau, bạn dùng 20 gam lá lốt tươi sắc chung với 300ml nước. Còn lại 100ml uống ngay trước khi ăn để giảm cơn đau. Uống trong 2 ngày liên tục để bảo vệ bụng khỏi nhiễm lạnh.

Giảm cảm

Hỗ trợ điều trị cảm cũng là công dụng của bài thuốc lá lốt.

  • Lấy 20 gam lá lốt già, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Vo sạch một nắm gạo, chuẩn bị nửa củ hành tây, 1 tép tỏi, 2 gam gừng thái mỏng, 5 nhánh hành hương nhỏ, gia vị nêm.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào 150ml nước rồi đun lên.
  • 15 phút sau tắt bếp, cho thêm 1 quả trứng gà vào và khuấy đều. Ăn xong món ăn bạn sẽ thấy cơ thể đổ đầy mồ hôi, giảm mệt mỏi, bí bách.

Chữa viêm lợi, giúp bền chắc răng

Rửa sạch một nắm lá lốt, sắc lấy nước đặc uống súc miệng hàng ngày. Công dụng của cách này là giúp bảo vệ răng, chữa sâu răng, viêm lợi, đau nhức răng.

Như vậy, sau khi tìm hiểu lá lốt có tác dụng gì thì lá lốt còn làm ra các món ăn ngon, lá lốt còn được tham gia vào các bài thuốc dân gian chữa bệnh để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, cảm lạnh, răng miệng. Lá lốt có thể được sử dụng làm bài thuốc sắc lấy nước, hoặc lá lốt ngâm chân…

la-lot-co-tac-dung-gi-2.jpg

Chữa viêm lợi, giúp bền chắc răng

Trên đây là tổng hợp đầy đủ những kinh nghiệm của chúng tôi giúp bạn hiểu được lá lốt có tác dụng gì và chữa được những loại bênh nào. Medimart hy vọng đã mang đến bài viết đầy đủ, bổ ích giúp bạn hiểu được công dụng nữa lá lốt như thế nào

Xem thêm:

Top 5 cách quan hệ tránh có thai hiệu quả nhất

Đau ruột thừa bên nào, triệu chứng như thế nào?

Những ngày an toàn của con gái là ngày nào?

Làm cách nào nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái

Trả lời