Những thông tin cơ bản về Đông Trùng Hạ Thảo 2021

Rate this post

Đông Trùng Hạ Thảo được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng. Ngày nay năm 2021, theo sự phát triển của khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về các hoạt chất có trong đông trùng hạ thảo và chúng ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trên toàn thế giới.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-dong-trung-ha-thao.jpg

Những thông tin cơ bản về đông trùng hạ thảo

Vậy Đông Trùng Hạ Thảo là gì ?

  • Còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng.
  • Tên khoa học Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.
  • Thuộc bộ Nang khuẩn Ascomycetes, họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.

Tên gọi “đông trùng hạ thảo” xuất phát từ hình ảnh thực tế khi mùa đông là côn trùng, mùa hè là cây cỏ. Có thể hiểu là mùa đông, sâu non sống trong lòng đất, gặp bào tử nấm Cordyceps sinensis phát tán rồi bị nhiễm nấm. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Nấm hút hết dưỡng chất trong sâu khiến sâu chết. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu. Đến mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ, phát triển, trồi lên mặt đất và phát tán bào tử. Mùa đông, cặp cá thể này giống con sâu, mùa hè trông giống loài thực vật nên được gọi là “đông trùng hạ thảo”.

Trong tự nhiên có khoảng 570 loài nấm thuộc chi Cordyceps, trong đó Cordyceps militaris và Cordyceps sinensis là loại nấm dược liệu cao trong các nấm dược liệu. Sự kết hợp kỳ diệu giữa thực vật và động vật này đem đến cho nấm này hàng trăm dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

image5-205.jpg

Đông trùng hạ thảo

Nguồn gốc

Đông trùng hạ thảo thực chất là hiện tượng một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Ophiocordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này chủ yếu tìm thấy vào mùa hè, phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính.

Mô tả

Hai chi nấm Ophiocordyceps và Cordyceps tương ứng có khoảng 170/570 loài khác nhau, và chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy khoảng 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về hai loài Ophiocordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.). Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo.

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc bao gồm cả nấm và sâu. Khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần “lá” hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 – 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả tám cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-dong-trung-ha-thao-1.jpg

Đông trùng hạ thảo là gì?

Thành phần hóa học trong Đông Trùng Hạ Thảo

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo chứa chừng 7% một loại acid đặc biệt gọi là acid cocdixepic 3-4-5 tetraoxi hexahydro benzoat, có cấu tạo tương tự như acid quinic; 25-32% protid gồm 17 axit amin khác nhau: aspartic acid, glutamic acid, serine, histidine, glycine, threonine, arginine, tyrosine, alanine, tryptophan, methionine, valine, phenylalanine, isoleucine, leucine, ornithine, lysine…; 8,4% chất béo; D-mannitol; nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na…) và nhiều loại vitamin (trong 100g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…).

Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất có hoạt tính sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs).

Ngoài ra, Đông Trùng Hạ Thảo còn có các chất khác như uracil, adenine, adenine nucleoside, ergosterol, cholesteryl palmitate…

Tìm hiểu thêm: tác dụng đông trùng hạ thảo

Tác dụng của Đông Trùng Hạ Thảo

Theo y học cổ truyền

Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc được ghi chép vào tài liệu thuốc đông y vào giữa thế kỷ 18 trong bộ Bản thảo cương mục thập di (1765).

Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, vào kinh phế và thận. Có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lương gối đau mỏi, di tinh.

Thường dùng làm thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, chữa các bệnh như thần kinh suy nhược, thận hư, ho do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

Theo y học hiện đại

Tuy nhiều vấn đề còn phải tiếp tục phân tích làm rõ, nhưng cho đến nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy tác dụng của Đông Trùng Hạ Thảo khá phong phú:

⮚ Đối với hệ thống miễn dịch, những nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh Đông Trùng HạThảo có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch dịch thể, phòng ngừa bệnh tật. Cụ thể là có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào NK, điều tiết phản ứng ứng đáp của tế bào lympho B, tăng cường một cách có chọn lọc hoạt tính của tế bào T ức chế, làm tăng nồng độ các kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh. Mặt khác, Đông Trùng Hạ Thảo còn là một vị thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chống sự bài loại tổ chức cấy ghép khá tốt. Vitamin A, C tạo hàng rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, virus tấn công cơ thể. Do đó, người già, người bị có hệ miễn dịch suy giảm, người hay bị ốm nên dùng đông trùng hạ thảo để cơ thể khoẻ mạnh, linh hoạt, da dẻ hồng hào, minh mẫn.

⮚ Đối với hệ thống tuần hoàn tim – não, đông trùng hạ thảo có tác dụng làm giãn các mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thụ thể M ở cơ trơn thành mạch, ổn định nhịp tim, tăng cường chức năng của hệ tim mạch.

⮚ Mặt khác, đông trùng hạ thảo còn có khả năng điều chỉnh rối loạn lipid máu: làm giảm cholesterol và lipoprotein, hạn chế quá trình tiến triển của tình trạng vữa xơ động mạch, phòng ngừa bệnh đột quỵ, tắc nghẽn động mạch và viêm cơ tim.

⮚ Đối với hệ hô hấp, đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng hiệu suất sự trao đổi oxy trong cơ thể, làm sạch phổi, cải thiện các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm phế quản, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen suyễn,… Điều này làm sáng tỏ quan điểm của cổ nhân cho rằng đông trùng hạ thảo có khả năng “bảo phế ích thận” và “dĩ lao khái”.

⮚ Đối với hệ thống nội tiết, trên động vật thực nghiệm Đông Trùng Hạ Thảo có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận và tăng quá trình tổng hợp các hoocmon của tuyến này (adrenocortical hormone), đồng thời cũng có tác dụng tương tự như hoocmon nam tính (androgen) và làm tăng trọng lượng của tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục phụ trên động vật thực nghiệm. Đông trùng hạ thảo giúp hạ đường huyết, đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn, bồi bổ cơ thể tích cực cho bệnh nhân tiểu đường.

Đông trùng hạ thảo ngày nay được nhiều phụ nữ xem như thần dược dưỡng nhan, chúng giúp tóc óng mượt, làn da đẹp căng trẻ và vóc dáng cân đối. Với các thành phần gồm nhiều acid amin, saponin,.. giúp tăng tuần hoàn máu, làm đẹp da, hồng hào và tươi trẻ. Cùng với hàm lượng vitamin đem đến hiệu quả chống lão hoá, giảm sạm nám da, tàn nhang, làm mờ nếp nhăn, da hồng hào trẻ trung.

⮚ Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có tác dụng chống ung thư, chống viêm nhiễm, trấn tĩnh chống co giật.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-dong-trung-ha-thao-2.jpg

Tác dụng của đông trùng hạ thảo

Cách sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo

Tuỳ theo từng bệnh lý và sở thích của người dùng mà người ta có cách chế biến đông trùng hạ thảo khác nhau. Phổ biến nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu. Người ta cho rằng đông trùng hạ thảo ngâm rượu uống chữa chứng đau lưng, mỏi gối, tác dụng ngang với nhân sâm. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn xuất hiện trong các bài thuốc cổ, ăn sống hoặc là nguyên liệu để pha trà…

Liều lượng

Tùy theo các phương thức sử dụng cũng như tác dụng dược lý mong muốn, tình hình bệnh tật mà linh hoạt sử dụng. Tuy là một loại dược liệu quý có nhiều tác dụng tích cực nhưng cũng giống như nhiều vị thuốc khác, chúng ta chỉ nên dùng khi gặp những vấn đề về sức khỏe, tránh lạm dụng gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Đối tượng không nên sử dụng dùng Đông Trùng Hạ Thảo

  • Đông trùng hạ thảo có thể gây rối loạn đông máu, tăng nguy cơ chảy máu nên không dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú sữa mẹ, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, người chuẩn bị phẫu thuật hoặc vừa mới phẫu thuật…
  • Bệnh nhân đang mắc các chứng bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, đa xơ cứng, thấp khớp,… vì nó có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tháng tuổi không được dùng, trẻ dưới 2 tuổi cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.

Đơn thuốc tiêu biểu có Đông Trùng Hạ Thảo

1. Thuốc chữa người già suy nhược, viêm khí quản mãn tính

Đông trùng hạ thảo 10g

Khoản đông hoa 6g

Tang bạch bì 8g

Cam thảo 3g

Tiểu hồi hương 2g

01 thang đổ 600ml nước sắc còn 200ml chia 02 lần uống trong ngày

Uống khoảng 7-10 thang 01 đợt

Chữa bệnh suy nhược của người già, viêm khí quản mãn tính

2. Thuốc bổ đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo 15 con. Vịt già một con, bỏ lông ruột cho sạch. Bổ đôi đầu vịt, cho đông trùng hạ thảo vào. Lấy dây gai buộc kín lại. Cài đầu vào bụng vịt rồi thêm mắm muối hầm như thường lệ, đem cho người ốm mới khỏi, thân thể có hư yếu ăn. Người ta cho rằng ăn một con vịt như vậy cũng như uống 40g nhân sâm.

3. Đông trùng hạ thảo ngâm rượu uống chữa các chứng thận hư như đau lưng, mỏi gối, liệt dương, di tinh…

Dùng loại nguyên con (tươi hoặc khô đều được) xếp vào bình thủy tinh. Đổ rượu trắng vào bình (rượu 40o) và ngâm trong khoảng 1 tháng. Để gia tăng hiệu quả, chúng ta cũng có thể kết hợp thêm một số dược liệu khác để ngâm cùng như: Linh chi, nhân sâm, nhung hươu,…

Rượu-Đông-Trùng-Hạ-Thảo.jpg

Đơn thuốc tiêu biểu cho đông trùng hạ thảo

Như vậy, có thể thấy đông trùng hạ thảo quả thực là một trong những đông dược quý với nhiều tác dụng bồi bổ, nâng cao sức khỏe. Do quá trình thu hoạch đông trùng hạ thảo cần có nhiều kĩ thuật và số lượng thu về rất ít nên giá của chúng rất cao. Tuy ngày nay chúng đã được nuôi trồng phổ biến hơn nhưng vẫn có giá cao so với các loại đông dược khác.

Như đã phân tích ở trên thì với giá trị kinh tế to lớn, rất nhiều người kinh doanh phân phối sản phẩm giả, kém chất lượng, xuất xứ không rõ ràng nhưng với giá cao ngất ngưỡng để trục lợi. Cũng có nhiều sản phẩm giá rẻ đến giật mình để lại nhiều câu hỏi nghi vấn về chất lượng.

Qua thông tin trên, hy vọng bạn đọc có thể phần nào hình dung rõ về đông trùng hạ thảo. Đối với những người chưa rành về đông trùng hạ thảo có thể không phân biệt được đâu là hàng thật hay giả. Chính vì vậy, tìm một nơi uy tín để mua sản phẩm này là điều tối quan trọng. Với những kinh nghiệm trong nghề và một khoảng thời gian dài cung cấp các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo cho thị trường, chúng tôi tin rằng Siêu thị Y tế sẽ đem đến cho bạn những sản phẩm chính hãng, chất lượng và những thông tin đắt giá nhất.

Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về đông trùng hạ thảo và các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0398883456 để được giải đáp.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-dong-trung-ha-thao-4.jpg

Đông trùng hạ thảo

Với những trải nghiệm trong nghề nhờ thời gian dài cung cấp các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo năm 2021 cho thị trường, chúng tôi tin rằng Siêu thị Y tế sẽ cho bạn những thông tin đắt giá nhất cho quá trình chọn sản phẩm.

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Y học cổ truyền – Nguyễn Thị Thùy Trang

Xem thêm:

Đông trùng hạ thảo là gì?

Tổng hợp 8 công dụng của đông trùng hạ thảo

Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo

Trả lời