Đặc điểm và tác dụng chữa bệnh của củ gừng

Rate this post

Người Việt thường có thói quen dau các bữa ăn nhiều chất bổ, chất đạm người ta thường sử dụng thêm một lát gừng để kích thích tiêu hóa. Các nhà khoa học đã chứng minh tinh dầu của gừng thường có màu vàng, vị cay nóng có tác dụng rất tốt giúp tiêu hóa thức ăn.

Đặc điểm của củ gừng

Trong đông y hầu hết các bộ phận của củ gừng đều được làm thuốc và có tên, công dụng khác nhau.

Sanh khương: củ gừng tươi, có công dụng tán hàn, làm hết lạnh trị các chứng đầy hơi, ăn không tiêu, xình bụng, ói mửa…

Gừng khô: muốn làm gừng khô ta chần qua nước sôi củ gừng rồi phơi 6 – 7 nắng là được, nếu để tươi phơi củ gừng sẽ bị thối. Gừng khô có tính ấm đi vào kinh tỳ vị và phế thích hợp giải độc và trị cảm lạnh.

Hách khương: đốt củ gừng khô đến khi bên trong vẫn còn nâu nâu. Dùng để trị các chứng rong kinh, ra máu, lạnh, sợ lạnh, thận dương hư.

Sinh khương bì: vỏ của củ gừng được sử dụng để điều trị cho các bà bầu bị phù nề chân tay. Bài thuốc gồm vỏ củ gừng, vỏ rễ dâu, vỏ nấm phục linh…

cong-dung-cua-cu-gung.png

Tác dụng chữa bệnh của củ gừng

– Ngừa cảm lạnh: khi trời trở lạnh hoặc đi mua về có thể sử dụng gừng sống 20g bỏ vỏ giã lấy nước cho thêm 200ml nước sôi sau khi uống thấy ấm áp lại. Có thể dùng bọc vải bỏ bên trong vài lát gừng dùng cạo gió sống lưng cũng có tác dụng giải cảm rất tốt.

– Giải cảm: khi bị sổ mũi, đau đầu, đau nhức mình mẩy do cảm lạnh. Có thể nấu cháo trắng sau đó bỏ thêm vài lát gừng, lá tía tô, hành củ tươi, lòng đỏ trứng gà ăn trị giải cảm rất hiệu quả. Lưu ý gừng, hành khi bỏ vào nấu chín sẽ mất công dụng giải cảm. Vì thế sau khi nấu cháo xong bỏ gừng vào ăn ngay để có tác dụng tốt nhất.

– Say tàu xe: nôn mửa khi đi tàu xe, chỉ cần một lát gừng thái mỏng bỏ vào miệng ngậm khi đi tàu xe sẽ giải quyết vấn đề.

– Buồn nôn khi có thai: gừng tươi 20g giã nát + 10ml mật ong hòa tan với 200ml nước. Do chứa nhiều vitamin B6. Lưu ý chỉ cho một ít mật ong cho dễ uống vì phụ nữ có thai không cần nhiều đường.

– Đau bụng kinh: pha trà cho thêm 20g gừng giã nát + đường phèn có tác dụng rất tốt.

– Chữa yếu sinh lý: gừng tươi có tính ấm, gừng khô có tính nóng có tác dụng bổ dương rất tốt. Gừng có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể rất tốt trong việc cải thiện cương dương ở nam giới.

– Tăng cường miễn dịch: các loại gừng, tỏi, hành đều có một chất tinh dầu mùi rất nồng, khi đập nát tỏa hương vào không khí. Tinh dầu này được xem là loại kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống các bệnh do virus rất tốt.

Ngoài ra còn có thể chữa trị chân tay lạnh, tiêu chảy, phong hàn gây ra tê thấp, ho, hen suyễn…

Các loại gừng

Gừng có hai loại chính là:

– Gừng trắng: là gừng chúng ta ăn hàng ngày, củ to lá nhỏ vỏ có màu trắng, ruột có màu vàng. Thường được sử dụng trong các món ăn và bài thuốc hàng ngày. Gừng trắng được trồng phổ biến ở nước ta do ứng dụng rộng rãi của nó.

– Gừng đen: thường được trồng ở vùng rừng núi củ có màu đỏ, lá có khía màu tím ở giữa, kích thước nhỏ bằng một nửa gừng trắng. Tuy nhiên vị cay lại gấp đôi gừng trắng, giá trị dược lý cao, thường được trồng để làm thuốc.

Thành phần hóa học

Y học hiện đại đã nghiên cứu rất kỹ về thành phần củ gừng chỉ ra.

Nó chứa zingiberene, sesquiphellandrene và beta-bisabolene là các loại tinh dầu khi chúng ta đập nát củ gừng.

Gingerols và shogaols tạo nên vị cay nóng có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm.

Beta-sesquiphellangrene, zingi berene là các loại kháng sinh tự nhiên dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ và môi trường. Vì thế đông y khuyên người bệnh nên sử dụng gừng tươi để trị các bệnh về cảm, ho, sốt do virus…

Các thành phần trên chỉ chiếm 7% nhưng tạo nên phần lớn công dụng của củ gừng. Ngoài ra phần lớn còn lại là nước, tinh bột và chất xơ. Các nghiên cứu còn chỉ ra tinh dầu trong củ gừng còn có thể chữa và phòng ung thư đường ruột rất tốt.

Kỹ thuật trồng gừng

Gừng là loại cây gia vị hàng đầu tại nước ta. Trồng gừng khá dễ không tốn nhiều công đầu tư lợi nhuận cũng khá cao. Bạn có thể trồng gừng tại nhà để sử dụng cho gia đình cũng rất hợp lý. Kỹ thuật trồng gừng hiệu quả sau đây:

cu-gung-den-chua-benh.jpg

Có 2 cách trồng gừng: trồng vào bao tải hoặc trên mặt đất.

Chọn giống khỏe, không nhiễm bệnh.

Đất trồng bao tải phải sạch bệnh gồm:

– 1/3 phân chuồng hoai mục + 1/3 đất sạch + 1/3 trấu hun hoặc mùn cưa.

– 20kg phân chuồng + 1kg phân lân.

Trồng trên đất:

– Vệ sinh làm sạch đất.

– Lên luống, rạch hàng.

– Bón phân 10 tấn phân chuồng hoai mục + 500 – 600kg phân lân/ha.

– Đặt giống khỏe lên luống.

– Tưới nước đủ ẩm, thường xuyên.

– Chăm sóc bón phân đầy đủ theo quy trình.

Bài viết liên quan:

Đặc điểm và công dụng của câu kỷ tử

Công dụng và cách chế biến hà thủ ô chuẩn

Để lại một bình luận