Hà thủ ô còn gọi là dao đằng, dạ hợp… đây là một loại dây leo nhỏ sống nhiều năm mọc lẫn với nhiều loại dây leo khác. Các rễ củ của cây này có thể có các hình dạng khác nhau. Củ hà thủ ô từ lâu đã được y học cổ truyền xem là một loại thuốc.
Có hai loại hà thủ ô là đỏ và trắng tuy nhiên hà thủ ô đỏ mới là loại thuốc sử dụng phổ biến trong đông y. Hà thủ ô đỏ là cây mọc hoang ở các vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 25 độ C.
Từ lâu hà thủ ô đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc bổ làm tăng cường sức khỏe và sự trẻ trung của cơ thể. Hà thủ ô đỏ thuộc họ rau răm và có tác dụng bổ khí huyết. Tức là bồi bổ cho các bệnh nhân với các triệu chứng như da xanh, thiếu máu, mệt mỏi. Hà thủ ô trắng thuộc họ thiên lý và có tác dụng tương tự hà thủ ô đỏ đó là điều trị râu tóc bạc sớm.
Công dụng và cách chế biến hà thủ ô chuẩn
Cây hà thủ ô thường mọc hoang ở các vùng rừng núi khu vực Đông Nam Á. Hà thủ ô có vị chát, ngọt và đắng đi vào các kinh can và thận. Công dụng của hà thủ ô là
– Bổ gan và thận lành tính nên thường dùng sắc lấy nước uống.
– Có khả năng tăng cường trí nhớ ở người lớn tuổi giúp phòng ngừa paskison.
– Điều hòa khí huyết cho người thiếu máu não.
– Nhuận trường chữa táo bón cho người lớn tuổi do huyết hư, thể nhiệt tránh dùng
– Chứa nhiều chất chống oxi hóa nên có thể giải độc cho cơ thể.
– Giảm cholesterol trong máu.
– Chữa chứng tóc bạc sớm ở người trẻ tuổi
– Lợi tiểu nhẹ.
Các loại hà thủ ô
Trên thực tế, nhiều người bị nhầm lẫn giữa hà thủ ô đỏ với cây hà thủ ô trắng. Tuy nhiên, loài thủ ô đỏ mới mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây là đặc điểm mô tả của cây hà thủ ô đỏ:
– Hà thủ ô đỏ sống lâu năm, thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, mặt thân ngoài có màu xanh tía, nhẵn, có vân hoặc bì khổng, rễ phình to thành củ màu đỏ.
– Lá mọc so le nhau và có cuống dài, phiến lá hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng và mặt nhẵn, dài 4 – 8cm, rộng 2.5 – 5cm. Lá kèm mỏng, màu nâu nhạt ôm lấy thân.
– Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ với đường kính 2mm, màu trắng, 3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả, hoa có 8 nhụy với 3 nhụy hơi dài hơn, đầu nhụy hình mào gà. Hoa thường nở rộ vào tháng 9-11.
– Quả 3 cạnh, nhẵn bóng và nằm trong bao hoa, khô, không tự mở. Cây ra quả vào giai đoạn từ tháng 12- tháng 2.
Cả hai đều có củ hơi giống khoai lang, màu nâu đỏ sậm, cứng.
Tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt như sau
+ Hà thủ ô đỏ: Khi cắt lát ngang củ thì thấy ngoài cùng là lớp vỏ màu nâu đỏ, tiếp theo là lớp bột có màu hồng có vị đắng chát, còn chính giữa là lõi gỗ rất cứng.
+ Hà thủ ô trắng: Khi cắt lát ngang củ thì thấy màu trắng và chứa nhiều nhựa màu trắng. Nó có vị đắng và rất chát, có mùi thơm dễ chịu.
Hà thủ ô trên 3 năm tuổi mới có tác dụng làm thuốc.
– Hà thủ ô trắng: đây là hà thủ ô nguyên chất uống có tác dụng lợi tiểu nhiều hơn.
– Hà thủ ô đỏ: được sao tẩm và nấu chung với đậu đen xanh lòng đến khi ra màu đỏ. Loại này có tác dụng bổ máu nhiều hơn.
Lưu ý khi dùng hà thủ ô
Mặc dù hà thủ ô có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được và cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Liều lượng và cách dùng cũng phụ thuộc vào chất lượng thuốc sau điều chế và mục đích điều trị.
Hà thủ ô đã qua sơ chế có thể dùng từ 10g-30g/ngày phụ thuộc vào chất lượng thuốc đã được bào chế.
Hạn chế dùng hà thủ ô tươi vì nó có thể gây tiêu chảy, kích ứng dạ dày. Lưu ý dùng hà thủ ô với những trường hợp:
– Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
– Người có tiền sử bị ung thư.
– Những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật vì nó có thể gây hạ đường huyết
– Có tác dụng giảm đường huyết nên kiêng sử dụng chung với insulin và các loại thuốc tương tự các loại thuốc insulin.
Chế biến hà thủ ô đúng cách
Chúng ta đều biết rằng hà thủ ô có tác dụng đen râu tóc, mạnh gân cốt, trị thần kinh suy nhược, kéo dài tuổi thọ. T
Có nhiều cách làm như thủy chưng, thủy xái nhưng tốn rất nhiều công sức. Cách sau đây đơn giản ít tốn công sức nhưng lại bổ dưỡng hơn.
Nguyên liệu:
– Hà thủ ô 10kg
– Đỗ đen 2kg
– Bột gạo xay 0,6kg
Lựa chọn hà thủ ô: lựa chọn hà thủ ô tươi to nạc, tròn, ít xơ khối lượng trên 0,5kg sẽ tốt hơn. Loại trừ các củ sung, mốc, củ dài sẽ nhiều xơ, củ quá bé chế biến sẽ rất hao.
Sơ chế: loại bỏ đất cát bằng cách ngâm hà thủ ô trong nước 1 tiếng. Sau đó làm sạch lớp đất cát và vỏ đen bên ngoài, cắt khúc hà thủ ô từ 3cm – 5cm.
Ngâm nước gạo: ngâm hà thủ ô với nước vo gạo, nếu làm nhiều có thể lấy bột gạo để pha. 100g bột gạo hòa với nước vừa đủ để ngâm 10kg hà thủ ô. Sau 3 – 5 giờ đảo một lần, ngâm hà thủ ô với nước gạo khoảng 3 ngày, mỗi ngày thay nước hai lần. Sau đó rửa sạch hà thủ ô để ráo rồi chuẩn bị ninh chín.
Nước đỗ đen: ngâm đỗ đen với nước rồi ninh nhừ với tỷ lệ 1 đỗ đen 10 nước. Đun sôi từ 3 – 4 giờ, nếu sử dụng đỗ đen xanh lòng thì giá trị bổ dưỡng càng cao. Lấy nước này dùng để ninh hà thủ ô.
Ninh hà thủ ô: cho hà thủ ô vào các chõ xa đáy 3 – 5 cm vì quá trình ninh khá dài. Trong quá trình ninh nếu hết nước phải bổ sung nước đỗ đen. Đảm bảo hà thủ ô phải ngập nước đỗ đen, thời gian ninh liên tục trong 48 giờ. Cho tới khi hà thủ ô đã nhừ, vị ngậy và nếm không còn chát nữa là được.
Lấy hà thủ ô ra ngoài để nguội, bóc bỏ phần lõi xơ ở bên trong ra. Thái hà thủ ô thành lát từ 1cm – 2cm, thái càng mỏng thì quá trình sấy càng nhanh khô.
Sấy tẩm: sấy ở nhiệt độ khoảng 70 độ c. Sau đó ngâm hà thủ ô đã sấy vào nước ninh hà thủ ô. Lưu ý hàng ngày phải đun soi nước ninh để tránh ôi thiu. Cuối cùng sấy kiệt hà thủ ô rồi đóng bịch cho thêm gói hút ẩm.
Nhận dạng hà thủ ô chất lượng: hà thủ ô chất lượng cứng có màu đen. Khi bẻ hà thủ ô chế ra có màu nâu đen y hệt bên ngoài. Ngửi thấy có mùi thơm đặc trưng, nếm thấy có vị hơi chát.
Một số bài thuốc từ hà thủ ô
Trong đông y người ta thường sử dụng nhiều nhất là hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô đỏ thường được sử dụng ở các bài thuốc còn trong dân gian thì thường sử dụng chung với sinh địa hoặc đậu đen, mè đen để chữa râu tóc bạc sớm và bổ gân cốt.
Hà thủ ô đỏ thường được sử dụng trong hai bài thuốc chính là bài thuốc bổ can thận và bài thuốc mỹ diệm đơn.
Bài thuốc bổ can thận:
– Nguyên liệu: hà thủ ô, thục địa, hoài sơn, đương quy, trạch tả, sài hồ, thảo quyết minh.
– Dùng trong chứng suy nhược mãn tính với triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, sút cân hay cáu gắt…
Bài thuốc thất bảo mỹ diệm đơn:
– Nguyên liệu: hà thủ ô, đương quy, phá cố chỉ, bạch linh, ngưu tất, câu kỷ tử, thô ty tử…
– Có tác dụng bổ khí huyết, đặc biệt dành cho phụ nữ tiền mãn kinh.
2 bài thuốc này rất có tác dụng tuy nhiên người dùng không nên tự ý mua về để sử dụng. Vì mỗi vị thuốc sẽ được gia giảm theo tùy triệu chứng và tính chất của bệnh nhân. Vì vậy nên đi khám để có được chỉ định cụ thể hơn.
Bài thuốc làm đen râu tóc:
– Kết hợp với đỗ đen rang cháy, tỷ lệ 1 đỗ đen – 10 hà thủ ô chế.
– Miếng lát hà thủ ô: ngâm/đun với nước nóng uống hàng ngày.
– Bột hà thủ ô: pha trà uống hàng ngày.
– Có thể ăn bã cuối ngày.
Bài viết liên quan: