Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì? Top 10+ thực phẩm tốt nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Người bị rối loạn tiêu hóa thường hay có các triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc biếng ăn,… Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu người bệnh không chọn lọc kỹ các thực phẩm ăn hằng ngày có thể làm cho bệnh tình thêm nặng hơn.

Vậy, rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Mời bạn khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!

Top 10+ thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa

Cháo

Nếu bạn đang thắc mắc người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì hãy ưu tiên ăn cháo nhất có thể. Bởi cháo là thực phẩm tốt cho đường ruột, dễ tiêu hóa và làm giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.

Để bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể nhanh chóng lành bệnh, bạn có thể ăn cháo với thịt bằm, trứng bách thảo, cà rốt hoặc trứng gà,…

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Ưu tiên ăn cháo mỗi ngày.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Ưu tiên ăn cháo mỗi ngày.

Chuối

Chuối cũng là một trong những thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Bởi trong chuối có chứa nhiều kali, đồng thời cung cấp chất điện phân quan trọng cho cơ thể. Điều này đặc biệt hữu ích dành cho những ai đang gặp phải tình trạng tiêu chảy và mất nước.

Ngoài ra, chất xơ trong chuối cũng giúp hấp thụ chất lỏng dư thừa trong ruột, đồng thời khôi phục vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa.

Bạn có thể ăn chuối trực tiếp hoặc thêm vào các món ăn khác để đảm bảo vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa mang lại cảm giác ngon miệng hơn.

Quả bơ

Quả bơ là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, túi mật, tuyến tụy và gan.

Ngoài ra, quả bơ còn có tác dụng chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Dứa

Chất xơ có nhiều trong quả dứa (quả thơm) có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ của protein trong cơ thể. Do đó, người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Bạn có thể ăn dứa trực tiếp hoặc uống nước ép của nó. Tuy nhiên lưu ý, nếu bạn bị các vấn đề đau dạ dày thì không nên thường xuyên sử dụng dứa nhé.

Dứa giúp giảm triệu chứng đầy hơi, khó chịu.
Dứa giúp giảm triệu chứng đầy hơi, khó chịu.

Gừng

Gừng thường được dùng làm gia vị trong các món ăn hằng ngày. Tuy nhiên, gừng lại là thực phẩm tốt cho những ai bị rối loạn tiêu hóa.

Gừng có đặc tính là kháng khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Hơn nữa, gừng còn có tác dụng chữa đầy bụng khó tiêu, chữa các chứng buồn nôn, co thắt dạ dày, ốm nghén.

Sữa chua

Một trong những thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người và luôn đứng top chủ đề “Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì” đó chính là sữa chua.

Sữa chua giàu các dưỡng chất quan trọng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể. Trong đó, sữa chua có nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh, giúp cân bằng hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy và táo bón hiệu quả.

Yến mạch

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành tính, tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, yến mạch còn có lượng chất xơ dồi dào, ngăn chặn tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giàu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Do đó, người bị rối loạn tiêu hóa nên thêm yến mạch vào thực đơn để cải thiện tình trạng này.

Các loại rau

Người bị rối loạn tiêu hóa cũng nên bổ sung các loại rau vào trong thực đơn mỗi ngày. Thành phần của chúng có chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón hiệu quả.

Ăn nhiều rau xanh giúp cải thiện hiệu quả hệ thống tiêu hóa.
Ăn nhiều rau xanh giúp cải thiện hiệu quả hệ thống tiêu hóa.

Tuy nhiên cần lưu ý là khi bị rối loạn tiêu hóa cũng chỉ nên bổ sung 1 lượng rau xanh vừa đủ, tránh ăn quá nhiều có thể gây dư thừa chất xơ.

Một số loại rau xanh tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như bông cải xanh, súp lơ xanh, các loại đậu, củ cải, măng tây, cà rốt, bí đỏ,…

Táo

Táo được biết đến với lượng chất xơ hòa tan phong phú, giúp cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả. Đồng thời, táo cũng là nguồn vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Vì vậy, bạn hãy ăn táo mỗi ngày để giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa tốt hơn nhé.

Khoai lang

Ăn khoai lang mỗi ngày cũng rất tốt cho những ai đang bị tiêu hóa. Trong khoai lang có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện hiệu quả các vấn đề tiêu hóa và táo bón.

Bổ sung men tiêu hóa hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Men tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bị rối loạn tiêu hóa. Chúng chứa các enzym tiêu hóa có khả năng phân giải các chất béo, protein và carbohydrate trong thức ăn. Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, men tiêu hóa có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị.

Men tiêu hóa hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn tiêu hóa.
Men tiêu hóa hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn tiêu hóa.

Việc bổ sung men tiêu hóa có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng và giảm thiểu triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, và khó chịu sau khi ăn. Các men tiêu hóa cũng có khả năng tăng cường hoạt động của vi khuẩn có lợi trong ruột, cải thiện sự cân bằng vi sinh vật và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tự nhiên.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng men tiêu hóa, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo đúng liều lượng và phù hợp với từng trường hợp.

Người bị rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?

Sữa và các chế phẩm từ sữa có lactose

Những người bị rối loạn tiêu hóa hầu hết không phù hợp sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Nhất là vào buổi sáng sớm chưa ăn gì, khi uống sữa vào, người bệnh dễ bị tiêu chảy.

Bởi trong sữa và các chế phẩm từ sữa có chứa đường lactose. Khi bị rối loạn tiêu hóa, các vi khuẩn giúp phân giải lactose ít đi nên nếu bổ sung đường lactose vào cơ thể sẽ dẫn đến dư thừa, người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…

Các món ăn tái sống hoặc bảo quản lâu ngày

Người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh xa những món ăn tái, sống, chưa được nấu chín kỹ. Bởi trong thực phẩm tái sống có thể ẩn chứa vi khuẩn có hại có nguy cơ làm cho bệnh tình thêm trầm trọng.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh xa các món như tiết canh, món gỏi, các món tái, hay thức ăn bảo quản lâu ngày, thức ăn bị ôi thiu,…

Không sử dụng thực phẩm đã bảo quản lâu.
Không sử dụng thực phẩm đã bảo quản lâu.

Thực phẩm không rõ nguồn gốc

Thực phẩm không rõ nguồn gốc và xuất xứ cũng gây ra các nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc rối loạn tiêu hóa.

Vì vậy, hãy tránh xa những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng.

Đồ ăn dầu mỡ

Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt được chế biến bằng cách chiên, xào, nướng thường có chứa nhiều dầu mỡ gây chướng bụng, khó tiêu và làm cho bệnh tình của người bệnh thêm nặng nề hơn.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm có chứa nhiều đường như socola, bánh quy, bánh ngọt, nước ngọt,… đều là những thực phẩm không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa.

Bởi trong thành phần của chúng có chứa nhiều đường sẽ gây áp lực cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đại tràng khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm nặng.

Rượu bia và các chất kích thích

Ngoài ra, rượu bia và các chất kích thích như cà phê cũng có tác động xấu đến hệ tiêu hóa, do đó cần tránh xa chúng khi gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa.

Hơn nữa, việc cắt giảm thuốc lá cũng có thể giúp cho người bệnh phục hồi bệnh nhanh chóng.

Hạn chế lạm dụng rượu bia và các chất kích thích.
Hạn chế lạm dụng rượu bia và các chất kích thích.

Một số lưu ý hỗ trợ người bị rối loạn tiêu hóa mau lành bệnh

  • Thường xuyên ăn uống đúng giờ, không để bụng đói và không nên ăn quá no.
  • Thực hiện ăn uống khoa học: sáng và trưa ăn nhiều, tối ăn nhẹ.
  • Tránh ăn thực phẩm ôi thiu, hỏng hóc, hết hạn,…
  • Thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Ăn nhiều rau xanh hơn thay cho các loại thịt.
  • Đảm bảo bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, tối thiểu 2 lít/ ngày. Có thể bổ sung các loại nước khoáng, nước có chứa kali, magie.
  • Bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua các thực phẩm tự nhiên như: cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, ổi,…

Trên là những chia sẻ về chủ đề “Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì?”, hi vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích để cải thiện sức khỏe tiêu hóa của mình tốt hơn mỗi ngày.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Tham khảo thêm tại nguồn: nhathuocviet.vn

 

Xem thêm:

Thực phẩm giảm cân cho người đau dạ dày một cách có khoa học

Top 8 loại trái cây trị bệnh dạ dày hiệu quả

Trả lời