Là cây thân gỗ lớn có thể cao tầm 10 – 15 mét, vỏ có màu xám, khi bẻ vỏ ra thì có nhiều sợi tơ màu trắng đó chính là mủ của cây đỗ trọng. Trong dân gian có nhiều loại cây cũng có tên là cây đỗ trọng. Là cây nhỏ thường gọi là cây ngô đồng, thân nhỏ lá có mủ cây này không phải là đỗ trọng làm thuốc.
Đặc điểm của cây đỗ trọng
Đỗ trọng chủ yếu mọc ở Trung Quốc được đêm về VN từ những năm 1960. Bộ phận làm thuốc của cây là vỏ thân cây, thời gian thu hoạch vào mùa xuân. Cây đỗ trọng có tuổi từ 9 – 10 năm trở lên người ta mới bắt đầu thu hoạch để làm thuốc.
Sau khi cắt vỏ cây về thì cắt nhỏ thành từng đoạn 5 – 6 cm, ép thẳng đi ủ đến khi mặt trong của vỏ có màu tím thì đem phơi khô, cạo vỏ bên ngoài đi. Thường vỏ đỗ trọng khi xén ra không có đứt rời hẳn mà dính với nhau bằng các sợi tơ trắng giống như da rắn.
Đỗ trọng có nhiều công dụng nổi tiếng như bổ gan, bổ thận, mạnh gân cốt đặc biệt là chữa các bệnh về đau lưng, đau nhức xương khớp. Cũng như hỗ trợ điều trị cao huyết áp rất tốt. Ngoài ra còn có tác dụng an thai.
– Bộ phận dùng: vỏ cây trên 10 năm tuổi là tốt nhất, khi lột ra thấy các sợi tơ nhựa dày chạy dọc thân cây khoảng 2 – 4mm là được.
– Tính chất: theo đông y đỗ trọng có vị ngọt tính ấm đi vào hai kinh là can và thận rất lành tính.
– Tác dụng: bồi bổ gan thận, chữa các chứng đau mỏi cơ bắp, rất tốt cho phụ nữ có thai.
– Liều lượng: mỗi ngày tối đa 20g.
– Kiêng kỵ: người hỏa vượng luôn cảm thấy nóng, mặt đỏ bừng bừng, tính tình nóng giận.
– Cách dùng: dùng sống, sao với muối, sao với rượu, ngâm rượu với các vị thuốc khác.
Công dụng của đỗ trọng
– Chữa thận hư biểu hiện như yếu sinh lý, tiểu đêm, di tinh, mộng tinh.
– Chữa ứ huyết, đau lưng ở người lao động nặng nhọc.
– Chữa đau cột sống.
– Chữa tiểu tiện nhiều lần, da mặt xanh xao, tiêu chảy.
Cách dùng:
Ngâm rượu: đỗ trọng thường được kết hợp với các vị thuốc như ngưu tất, xuyên khung, đan sâm, thỏ ty tử, thục địa… để ngâm rượu. Tùy vào tình trạng bệnh mà có thành phần mỗi loại khác nhau.
Viên hoàn: kết hợp với các vị thuốc đông y bổ dưỡng tán nhỏ thành viên để uống dần.
Món ăn: đỗ trọng có thể làm món ăn để tăng cường sức khỏe rất tốt như bầu dục hầm đỗ trọng trị liệt dương, đỗ trọng hầm gà ác để bồi bổ cơ thể, đỗ trọng hầm gan heo chữa thận yếu.
Sơ chế:
– Cách 1: Cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài 100g đỗ trọng sao vàng với 10g muối. Cắt nhỏ nhúng vào mật ong để bảo quản lâu hơn.
– Cách 2: ngâm 100g đỗ trọng với 100ml rượu gạo 45 độ trong 2 giờ. Sau đó phơi khô cắt nhỏ tẩm muối sao vàng đến khi hết nhựa dính là được.
Bảo quản ở nơi khô ráo, trong hộp thủy tinh để dùng dần. Thời gian sử dụng có thể lên đến nửa năm nếu làm đúng quy trình.
Bài thuốc tiêu biểu:
Cổ phương bát vị hoàn: với hai vị thuốc chính là đỗ trọng và nhục thung dung. Trong đó nhục thung dung là vị thuốc ngọt, mặn có tính ấm đi vào hai kinh là thận và đại tràng có tác dụng bổ thận, ích tinh, hoạt táo, nhuận tràng. Chủ trị nam giới liệt dương, nữ giới không có thai.
Bài thuốc như sau: thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 100g, trạch tả 120, bach linh 160g, nhục thung dung 200g, đỗ trọng 50g, phụ tử 100g. Thục địa nấu cao pha với mật ong, các vị còn lại sao khô tán mịn hoàn với mật ong mỗi viên 10g ngày uống 4 viên sáng và chiều.
Cổ bản thập bổ hoàn: thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, bạch linh 160g, ngưu tất 160g, đỗ trọng 120g tẩm rượu muối sao. Ngũ vị tử 48g, lộc nhung 320g bài thuốc này cũng làm thành viên hoàn để sử dụng 1 ngày/2 viên.
An thai: đỗ trọng 100g, tục đoạn 50g sắc lấy nước uống hàng ngày.
– Đỗ trọng giúp hạ huyết áp chống động thai xuất huyết.
– Tục đoạn giúp thông huyết mạch, mạnh gân cốt, hạn chế phù nề.
Bài viết liên quan:
Nấm linh chi: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng