Cách nấu chuẩn và công dụng của thục địa

Rate this post

Thục địa là một trong 9 vị thuốc đông y phổ biến nhất. Việc chế biến và sử dụng thục địa khá phức tạp cần nhiều thời gian và công sức. Trong bài viết này ta sẽ tìm hiểu cách nấu thục địa chuẩn và công dụng chữa bệnh của nó.

Cách nấu thục địa

Thục địa là sản phẩm được tao ra từ củ sinh địa trải qua 9 ngày chưng hấp cách thủy. Củ sinh địa thường có màu vàng sau quá trình chưng với rượu và các vị thảo dược khác. Ta có sản phẩm là thục địa có màu đen vị thơm dùng để làm thuốc chữa bệnh:

Nguyên liệu:

Củ sinh địa: chọn củ sinh địa to và đẹp phơi qua 2 nắng cho héo.

Rượu nấu: 4kg sa nhân + 2kg càng dương + 20 lít rượu ngâm 2 tháng.

B1: chế rượu đã ngâm ngập củ sinh địa ngâm trong 1 đêm.

Sái lần 1: dùng rượu đã ngâm ở trên chưng cách thủy sinh địa trong 45 phút. Phơi khô tầm 30 phút cho ráo, kết quả lần 1 được thục địa có màu vàng hơi ngả sang nâu.

Lặp đi lặp lại bước này trong 9 ngày. Sau mỗi lần sái củ sinh địa sẽ ngày càng đen và mất đi độc tính. Sau 9 lần sái ta thu được thục địa tốt nhất. Cắt đôi ra thấy bên trong đã đen hoàn toàn và có vị thơm đặc trưng.

Thục địa nếu không được nấu đúng cách sẽ không có dược tính, khi dùng dễ bị đau bụng tiêu chảy. Thục địa khi được nấu 9 lần thường có giá cao gấp 4 lần củ sinh địa nguyên chất

cong-dung-cua-thuc-dia.jpg

Đối tượng sử dụng

Người thận hư: theo đông y tất cả các vị thuốc nào có màu đen thì đều đi vào thận. Là vị thuốc quan trọng nhất trong các bài thuốc bổ thận tráng dương. Nó có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, ích tinh…

Phụ nữ tiền mãn kinh: khi đến tuổi 40 phụ nữ sẽ giảm đi một nửa âm khí. Với biểu hiện ra nhiều mồ hôi, người luôn cảm thấy nóng bừng. Đông y lý giải là do chân âm hao khiến dương bốc lên khiến ta bị chóng mặt. Khi bước vào thời kỳ này phụ nữ thường bị rong kinh, thiếu máu. Vì thế nên sử dụng vị thuốc thục địa để bồi bổ âm khí và dưỡng huyết rất tốt.

Trẻ em: trẻ em được gọi là thuần dương và luôn cảm thấy nóng hơn người lớn. Do dương khí bốc lên quá nhiều theo đông y lý giải. Vì thế trẻ con rất hay bị viêm họng, cảm vào trời lạnh. Nếu dùng kháng sinh nhiều để trị bệnh sẽ khiến nóng càng thêm nóng. Khi đó nên sử dụng thục địa để cân bằng lại dưỡng khí cho chúng bệnh sẽ tự hết.

Công dụng của thục địa

Thục địa sở hữu bề ngoài đen huyền dễ gây mất thiện cảm nhưng ít ai biết được rằng dược liệu này hội tụ đủ nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt thục địa được ưu ái sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc đông y.

– Thục địa giúp tráng dương bổ thận cho phái mạnh rất hiệu quả, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh. – Điều trị chóng mặt đau đầu, ù tai kể cả lở miệng vì thục địa có tính kháng khuẩn kháng viêm.

– Thục địa điều trị các chứng âm hư và di mộng tinh, điều hòa kinh nguyệt cho nữ, cải thiện tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.

– Thục địa có mặt trong bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm phế quản và cao huyết áp.

– Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị viêm tai giữa mãn tính, thoái hóa cột sống, nhức mỏi lưng.

thuc-dia-bo-than-trang-duong.jpg

Một số cách sử dụng thục địa:

Ngâm rượu bổ thận: thục địa 50g, dâm dương hoắc 60g, ba kích tím 50g, sơn thù 40g, ngưu tất 40g. Tất cả ngâm chung với nhau trong 2 lít rượu khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được. Nên ngâm rượu gạo nguyên chất 45 độ và dùng bình thủy tinh hoặc sứ mỗi bữa uống khoảng 2 ly nhỏ.

Cao huyết áp: mỗi ngày sử dụng 20 – 30g thục địa sắc với 1 lít nước trong vòng 15 phút uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong 2 – 3 tuần để đạt được hiệu quả tối đa.

Bổ máu: chân gà 5 cặp + 100g huyết heo + 50g thục địa. Hầm chung đến khi chân gà mềm nhũn lấy ra cho thêm ít rau thơm. Ăn 2 tuần một lần có tác dụng bồi bổ khí huyết rất tốt cho phụ nữ và trẻ em.

Việc các loại thuốc đông y giả xuất hiện tràn lan trên thị trường gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy chọn được nơi uy tín bán thục địa là rất khó khăn. giá thục địa nguyên chất hiện nay giao động từ 350.000đ – 400.000đ.

Bài viết liên quan:

Đặc điểm và công dụng của câu kỷ tử

Bạch tật lê vị thuốc tăng cường sinh lý tốt nhất

Trả lời