Vai trò của kẽm đối với sức khỏe nam giới

Rate this post

Khoáng chất này thúc đẩy tế bào chống lại bệnh tật, hỗ trợ các tế bào khỏe mạnh. Đảm bảo vị giác và thính giác hoạt động tốt. Não còn giúp cải thiện sức khỏe não bộ, cân bằng nội tiết tố giúp cho xương chắc khỏe và cơ bắp khỏe mạnh.

Ngoài ra kẽm còn giúp đôi mắt của chúng ta khỏe mạnh hơn nhiều lần. Kẽm là nguyên tố cơ bản tạo nên sự kiểm soát của cơ thể với sự phát triển và đặc biệt là hormone nam giới testosterone. Kết quả đã cho thấy độ tích cực trong quan hệ vợ chồng, duy trì nòi giống phụ thuộc trực tiếp vào kẽm.

Mỗi lần xuất tinh cơ thể nam giới mất đến 2 – 6mg tinh dịch tương đương với 300 – 900 microgam kẽm.

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe nam giới

Kẽm và testosterone có vai trò mật thiết với nhau. Trên thực tế kẽm tác động trực tiếp tới khả năng sinh sản testosterone. Kẽm vô vùng cần thiết trong quá trình sản xuất tinh trùng, hầu hết những trường hợp tinh trùng yếu là do cơ thể bị thiếu kẽm.

Thường mỗi lần xuất tinh cơ thể mất khoảng 5 microgram kẽm tương được một nửa lượng kẽm cơ thể hấp thu trong ngày. Ngoài ra kẽm còn giúp tăng khả năng di chuyển của tinh trùng khả năng này liên quan mật thiết đến tỷ lệ thụ thai.

Khi nam giới thiếu hụt kẽm thì số lượng và chất lượng tinh trùng bị suy giảm, testosterone thấp khiến chức năng sinh lý bị ảnh hưởng. Nếu mức độ testosterone thấp và ostrogen cao thì cũng có thể do thiếu kẽm.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra việc thiếu kẽm sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nồng độ kẽm suy giảm có liên quan đến các khối u ác tính ở tuyến tiền liệt.

kem-voi-suc-khoe-nam-gioi.jpg

Có rất nhiều đối tượng có thể thiếu kẽm như những người ăn chay, rối loạn tiêu hóa, nghiên rượu bia. Thiếu kẽm hiếm gặp nhưng không phải không thể xảy ra. Thiếu kẽm gây ra nhiều vấn đề sức khỏe do nó tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất.

Thiếu kẽm gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nhưng biểu hiện rõ nhất là rối loạn chuyển hóa protid. Khiến cơ thể mệt mỏi, sa sút, thiếu sức sống. Với nam giới không bổ sung đủ kẽm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý như: rối loạn nội tiết tố, giảm khả năng sinh dục, sụt cân, giảm tập trung…

Một số biểu hiện thiếu kẽm

  • Giảm sút trí nhớ
  • Vị giác thay đổi
  • Viêm da, khô da
  • Suy giảm sinh dục: tinh trùng loãng, tinh trùng yếu…
  • Còi xương: suy dinh dưỡng, chậm phát triển giới tính…

Bổ sung kẽm

Bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống vẫn luôn được ưu tiên và khuyến khích bởi tính an toàn cũng như tự nhiên. Kẽm có nhiều trong các loại rau xanh, ngũ cốc như đậu, đậu xanh, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt vừng…

Đặc biệt kẽm ở động vật thì dễ hấp thụ hơn đặc biệt ở các loại thịt đỏ và hải sản. Hàu biển là thực phẩm có nhiều kẽm nhất, ngoài ra còn có nhiều magie rất tốt cho người bị cao huyết áp.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều kẽm nhưng trong quá trình xay sát sẽ làm mất đi 80% lượng kẽm. Cho nên toàn bộ tinh bột xay sát quá trắng như gạo, bột mỳ đều thiếu kẽm do quá trình chế biến.

Các loại thực phẩm khác như hàu sò, tôm, thịt đỏ là nguồn thức ăn giàu kẽm và có giá trị sinh học cao. Nhưng người dân khó có điều kiện tiếp cận thường xuyên nhất là ở các khu vực nông thôn.

  • Cách tốt nhất để bổ sung kẽm là đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng các nguồn thức ăn giàu kẽm.
  • Uống tăng cường kẽm
  • Sử dụng thực phẩm chức năng có chứa kẽm

Chúng ta chỉ uống các loại thuốc khi có chỉ định của y tế bởi vì các loại dược phẩm thường cung cấp hàm lượng kẽm cao có thể vượt qua nhu cầu cơ thể. Đơn giản hơn có thể bổ sung các thực phẩm tăng cường kẽm như hạt nêm, bột canh, bột mỳ, bánh quy… có tăng cường kẽm trên thị trường.

Kẽm không phải là yếu tố vi lượng lớn trong cơ thể nhưng lại đóng vai trò xúc tác cho một loạt hoạt động chuyển hóa. Vì thế phải bổ sung hàng ngày, theo thống kê người Việt Nam chỉ đáp ứng đủ 50 – 65% lượng kẽm cần thiết mà thôi.

Thực phẩm giàu kẽm

thuc-pham-chua-nhieu-kem.jpg

Thịt: thịt bò, lợn, gà không chỉ cung cấp protein mà còn giúp bạn bổ sung kẽm. Tốt nhất hãy ăn thịt nạc, bỏ mỡ và da. Chỉ với 85g ức gà sẽ đem đến cho bạn 0,9mg kẽm. 100g thịt bò nấu chín có thể cung cấp tới 12,3mg hoặc 82% lượng kẽm cần thiết. Tương tự vậy 100g thịt lợn nạc nấu chín cung cấp 5mg hoặc 33% đơn vị kẽm.

Trứng: trứng cũng là nguồn kẽm đáng lưu ý. Một quả trứng to chứa 0,6mg dưỡng chất quan trọng này.

Hài sản: một con hàu cỡ vừa chứa đến 5,3mg kẽm. Một phần ăn gồm 6 con hàu chứa 76mg kẽm. Lượng kẽm này cao gấp 7 lần lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Các loại động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm và hẽn chứa rất nhiều kẽm. Chính vì thế những loại động vật này luôn được ưu tiên có mặt trong danh sách các loại thực phẩm giàu kẽm.

Hoa quả: quả lưu cũng xứng đáng được vinh danh. Một quả lưu tươi cung cấp 1mg kẽm, trái bơ cũng rất giàu kẽm, nó có thể cung cấp 1,3mg mỗi quả. Qủa mâm xôi cũng rất giàu kẽm. Một cốc quả mâm xôi mang lại 0,8mg kẽm.

Ngũ cốc: các loại ngũ cốc dạng cám cho tới nguyên hạt đều chứa hàm lượng kẽm lớn. Cứ 1 khẩu phần ăn gồm 100g ngũ cốc cung cấp 52mg kẽm.

Đậu hà lan: các loại đậu sẽ cung cấp kẽm cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Chúng đều là những thực phẩm ít calo, giàu protein cùng vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Bài viết liên quan:

17 thực phẩm tăng testosterone tự nhiên

Các phương pháp điều trị yếu sinh lý hiện nay

Trả lời