Nguyên nhân bệnh thận theo y học cổ truyền

Rate this post

Ngày nay con người có lối sinh hoạt hiện đại xa rời với bản chất tự nhiên nên ngày càng có nhiều bệnh tật phát sinh. Bệnh thận chỉ là một trong số đó, một khi thận đã bị suy rất khó để đảo theo chiều ngược lại. Vì thế hãy chủ động tìm nguyên nhân để phòng tránh trước khi quá muộn nhé.

Triệu chứng bệnh thận

– Thiếu máu: vì thận có chức năng nội tiết giúp sinh ra potietin kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu. Nên nếu thận của bạn có vấn đề thì có thể bạn sẽ gặp tình trạng thiếu máu.

– Sạm da: khi thận làm việc không hiệu quả sẽ có tồn dư chất độc trong máu làm da bị sạm và nổi mụn. Màu đen đó theo đông y đó là màu của thận.

– Phù nề: có thể xuất hiện các triệu chứng phù thấp ở chân, mặt… do thận không lọc được lượng nước trong máu gây nên hiện tượng phù nề.

– Rối loạn tiêu hóa: người bị thận yếu có thể gặp các triệu chứng như chán ăn, ỉa chảy…

– Tim mạch: có triệu chứng về tim mạch như mạch nhanh lên, có thể đau tim nhẹ và rối loạn về huyết áp.

– Thần kinh: thận có chức năng điều hòa lượng canxi, khoáng chất, chất điện giải nên nếu thận có vấn đề bạn sẽ gặp tình trạng như chuột rút, đau cơ nếu tình trạng nặng có thể dẫn tới hôn mê.

Cơ xương khớp: đau mỏi các cơ xương khớp đặc biệt là vùng thắt lưng.

nguyen-nhan-bi-benh-than.png

Nguyên nhân bệnh thận

Tại thận: viêm cầu thận, sỏi thận, sỏi bàng quang… do nội tại thận có vấn đề.

Nguyên nhân này thường do chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhịn tiểu, uống không đủ nước khiến thận bị hỏng từ bên trong gây ra bệnh.

Ngoài thận: do các bệnh tim mạch, gan mật làm ảnh hưởng đến dòng máu tới thận.

Trọng lượng của thận thường tương được 0,5% trọng lượng cơ thể. Nhưng nó đòi hỏi 20% lượng máu và 9% lượng oxy để nó hoạt động. Mỗi ngày sẽ có khoảng 170 lít máu đến thận để nó lọc ra 1,2 – 1,5 lít nước tiểu để thải ra ngoài.

Vì cường độ làm việc của thận rất lớn vì vậy nó cần được nuôi dưỡng đầy đủ. Những người bị bệnh tim thường bơm máu không đủ đến thận để thận thực hiện chức năng của mình.

Bệnh rối loạn chuyển hóa: ví dụ như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh gout… đều góp phần phá hủy thận.

Người ta nói tiểu đường luôn gắn liền với bệnh thận do trong máu có quá nhiều đường khiến thận làm việc nhiều hơn để lọc lâu ngày dẫn tới suy thận mãn.

Khi thành mạch máu bị tắc nghẽn khiến huyết áp gia tăng. Tim không thể bơm đủ lượng máu cần thiết cho thận lọc cũng khiến cơ thể bị nhiễm độc.

Phòng ngừa bệnh thận

Theo đông y để thận khỏe mạnh cần bế tinh, dưỡng huyết, cường thần, luyện hình… Cụ Tuệ Tâm từ thế kỷ 14 đã khuyên dân mình 4 bí quyết này để phòng người bệnh tật. Bí quyết này vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay và được y học hiện đại chứng minh.

nguyen-nhan-benh-than.jpg

Bế tinh: dưỡng thận cho tốt cần duy trì đời sống tình dục hợp lý tránh hao tổn nguyên khí của thận. Nhiều bạn trẻ ngày nay có thói quen sống thử, quan hệ bừa bãi từ sớm khiến thận làm việc quá mức. Khi lớn tuổi sẽ gây nên các bệnh về thận.

Dưỡng khí: khí ở đây có hai loại là không khí thở vào và thức ăn hàng ngày (cốc khí). Hàm ý sống gần với thiên nhiên để hít thở không khí trong lành. Tiếp nạp các loại thực phẩm tự nhiên và đa dạng để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Cường thần: phải giữ cho tinh thần vui vẻ, trong sạch tránh sân si làm chuyện ác khiến trong long luôn cảm thấy lo lắng, bất an cũng gây ra bệnh. Khoa học ngày nay đã chứng minh tâm trạng, tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Những người luôn lạc quan vui vẻ tất nhiên thận sẽ khỏe mạnh và sống lâu hơn người khác.

Luyện hình: ở đây bao hàm ý hàng ngày nên luyện tập một chút. Có thể chọn bất kỳ hình thức nào như yoga, khí công, dịch cân kinh… loại nào cũng được. Còn trẻ thì có thể tập gym, võ thuật, chạy bộ… người lớn tuổi thì chọn các hình thức nhẹ nhàng hơn. Danh y Tuệ Tâm có nói còn người nếu không gắn liền với lao động ắt sẽ tự diệt.

Thận là một trong 5 tạng chủ vị quan trọng nhất trong cơ thể vì vậy cần tu dưỡng cho kỹ. Nếu thận hư các tạng khác cũng sẽ suy yếu rất nhanh chóng. Vì vậy việ dương thận nên được thực hiện ngay từ khi còn trẻ. Hy vọng những chia sẻ trên bổ ích với bạn, xin chào và hẹn gặp lại!

Bài viết liên quan:

Chức năng của thận trên cơ thể người là gì?

Ăn gì để bổ thận tráng dương tốt nhất

Trả lời