Kẽm có tác dụng gì? Thời gian nào bổ sung kẽm là hiệu quả?

Rate this post

Kẽm – nguyên tố vi lượng thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Mặc dù nhu cầu hàng ngày không nhiều, nhưng nếu thiếu kẽm sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy trong tế bào kẽm có tác dụng gì, cần bổ sung kẽm như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Những khúc mắc ấy sẽ được giải đáp trong bài viết ngay sau đây, bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Kẽm có tác dụng gì ?

Kẽm (Zn) là một nguyên tố có mặt trong tự nhiên. Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng, chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, vai trò của nguyên tố này đối với sức khỏe là rất quan trọng. Cùng điểm lại những tác dụng của kẽm đối với cơ thể con người nào.

1. Kẽm phát triển xương

Kẽm có vai trò cao trong việc tổng hợp, bài tiết cũng như hoạt hóa hormon tăng trưởng GH và IGF1, giúp hệ xương – cơ và cơ thể phát triển tốt. Kẽm có khả năng kích thích quá trình hình thành xương, góp phần cải thiện quá trình lắng đọng canxi trong xương, có thể làm giảm sự khác biệt của các tế bào osteoclast, từ đó ức chế quá trình hủy xương. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến chức năng của vitamin D trong quá trình chuyển hóa canxi. Thiếu kẽm cũng làm cản trở hoạt động đồng hóa của vitamin D trong các mô xương.

kem-giup-xuong-chac-khoe.jpg

Kẽm giúp hệ xương – cơ và cơ thể phát triển tốt

2. Phát triển và cải thiện não bộ

Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh, chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể, giúp ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, duy trì phát triển trí não, trí lực, trí nhớ và giảm lo âu căng thẳng. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ kẽm, đặc biệt là ở trẻ em, sẽ giúp cho trẻ có khả năng tư duy, trí nhớ tốt.

kem-giup-tang-tri-nho.jpg

Kẽm duy trì phát triển trí não, trí lực, trí nhớ và giảm lo âu căng thẳng

3. Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm cần thiết cho sự phát triển và thực hiện chức năng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể. Gần đây, các bác sĩ đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung kẽm cho các bệnh nhân bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt WHO đã đưa kẽm vào phác đồ điều trị tiêu chảy bên cạnh Oresol.

kem-giup-tang-cuong-he-mien-dich.jpg

Kẽm giúp tăng sức đề kháng cho sức khỏe

4. Kẽm hoạt hóa hoạt động của thị lực và tính toàn vẹn của da

Kẽm là vi chất vô cùng cần thiết để tổng hợp enzyme giúp chuyển hóa retinol thành retinaldehyd trong ruột và giúp mắt sáng khỏe hơn . Kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp và điều hòa protein vận chuyển vitamin A trong cơ thể. Gần đây các chuyên gia về các bệnh về da đã sử dụng kẽm rộng rãi trong các bệnh lý về da đặc biệt là trứng cá và các viêm nhiễm ngoài da giúp nhanh lành sẹo nhanh chóng và hiệu quả giúp các chị em có thể tự tin hơn khi sử dụng kẽm.

kem-giup-tang-thi-luc.jfif

Kẽm giúp mắt sáng khỏe hơn

5. Điều hóa chức năng nội tiết

Kẽm tham gia vào điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến sinh dục,… Các tuyến nội tiết sản xuất các hormone cần thiết cho các quá trình sống của cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm rất có ý nghĩa trong điều hòa sinh sản. Ở nam giới, kẽm có nhiều trong tuyến tiền liệt, giúp điều hòa và phát triển các đặc tính sinh dục. Ở nữ giới, Zn giúp điều hòa kinh nguyệt, đẹp da.

kem-ho-tro-dieu-tri-roi-loan-noi-tiet-to-nu.jpg

Kẽm có nhiều trong tuyến tiền liệt, giúp điều hòa và phát triển các đặc tính sinh dục

6. Giúp trị mụn hiệu quả

Việc bổ sung kẽm thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe của da và điều trị các tình trạng da phổ biến như mụn trứng cá. Kẽm đã được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng của mụn trứng cá. Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 332 người cho thấy dùng 30mg kẽm nguyên tố có hiệu quả trong điều trị viêm mụn trứng cá.

tai-sao-nguoi-bi-mun-nen-uong-kem.jpg

Kẽm điều trị các tình trạng da phổ biến như mụn trứng cá

7. Kiểm soát đường huyết

Kẽm là loại hợp chất tác động lên cơ thể con người, chính vì vậy kẽm kiểm soát lượng đường trong máu và bài tiết insulin. Bài tiết Insulin là hormone chịu trách nhiệm vận chuyển đường từ máu đến các mô. Một số nghiên cứu cho thấy kẽm có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định và cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với bài tiết insulin.Các nhà nguyên cứu cho rằng việc bổ sung kẽm có hiệu quả trong việc tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu ngắn hạn và dài hạn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

kem-tri-benh-tieu-duong.png

Kẽm kiểm soát lượng đường trong máu và bài tiết insulin

8. Cải thiện tim mạch

Bệnh tim là một trong những vấn đề nghiêm trọng trên Thế Giới chiếm khoảng 33% số ca tử vong. Các nhà nghiên cứu cho thấy được dùng kẽm có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim như là hở van tim, đau tim, co giật,.. thậm chí có thể làm giảm mức triglyceride và cholesterol. Chính vì vậy, bạn có thể bổ sung kẽm cho cơ thể để cơ thể khỏe mạnh và giảm bệnh về tim hơn.

kem-bao-ve-tim.jpg

Kẽm có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim

Thời gian nào bổ sung kẽm là hiệu quả

Kẽm là một loại hợp chất vô cùng có lợi cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng quá mức hay sai cách sẽ khiến loại hợp chất này sẽ phản lại tác dụng, Vậy thời gian nào bổ sung kẽm sẽ tốt, và uống bao nhiêu là hợp lí, bạn có thể đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm thời gian bổ sung kẽm hiệu quả nhé!

bo-sung-kem-hop-li.jpg

Để vừa đủ lượng kẽm cung cấp cho cơ thể thì thời điểm tốt nhất để bổ sung kẽm là 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn và tốt nhất nên uống vào buổi sáng. Nếu bị đau dạ dày, bạn có thể uống kẽm trong bữa ăn.

Trong khi sử dụng các khoáng chất khác như sắt, canxi, magie bạn nên dùng kẽm cách xa tầm khoảng 2 tiếng để đảm bảo chất kẽm bổ sung là hợp lí và tốt cho sức khỏe mà không mang lại các tác dụng phụ. Và thông thường thì Canxi và magie tốt nhất nên để bổ sung vào buổi tối cùng với bữa ăn, trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, đối với sắt thì bạn nên uống khi bụng đói và cách xa các loại vitamin khác.

Bài viết liên quan

Cách bổ sung kẽm hợp lí và đầy đủ mỗi ngày

Top 6 thuốc bổ sung kẽm tốt nhất

Để lại một bình luận