3 cách chữa yếu sinh lý theo y học cổ truyền

Rate this post
Trước khi y học hiện đại ra đời người dân đã biết sử dụng các loại cây cỏ trong tự nhiên để điều trị bệnh. Nhờ hàng nghìn năm sử dụng và quan sát hiệu quả trên con người mà đúc kết thành các bài thuốc cổ truyền.

3 cách chữa yếu sinh lý theo y học cổ truyền

Rất nhiều những bài thuốc ấy được y học hiện đại phân tích và chứng minh hiệu quả. Một vài bài thuốc khác bị bác bỏ nhưng trong thực tế vẫn mang lại hiệu quả trị bệnh cao lại rất an toàn cho người sử dụng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 bài thuốc từ thiên nhiên điều trị yếu sinh lý đã được sử sách ghi lại.

Củ gừng

chua-yeu-sinh-ly-bang-gung-tuoi.jpg

Y học cổ truyền quan niệm gừng có tính ấm, vị cay, có khả năng kích thích mạch máu, tăng tuần hoàn máu từ đó giúp lưu thông lượng máu xuống dương vật tăng lên. Dần dần cải thiện khả năng cương dương cho nam giới.

Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, mật ong và 1 quả trứng gà.

Cách làm: rửa sạch, ép gừng lấy nước, trộn cùng với mật ong và 1 quả trứng gà luộc. Ăn hàng ngày để cải thiện khả năng giường chiếu.

Xem ngay sản phẩm trị yếu sinh lý: Rocket 1h

Lá hẹ

chua-yeu-sinh-ly-theo-y-hoc-co-truyen.jpeg

Theo đông y, hẹ có vị cay, tính ôn, vào can, vị, thận. Có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc và bổ thận tráng dương.

Cách dùng:

Cháo hẹ: hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo khi cháo vừa ăn cho hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đau bụng, tiêu chảy, liệt dương, di tinh.

Rau hẹ, hồ đào xào dầu vừng: rau hẹ 240g, hồ đào nhân 60g. Xào với dầu vừng, ngày ăn 1 lần, dùng trong 1 tháng. Dùng cho bệnh nhân đau lưng, liệt dương.

Điều trị xuất tinh sớm: lấy khoảng 15g hạt hẹ, sắc thật đặc uống khi còn ấm nóng, ngày uống 3 lần trong liên tiếp 3 ngày.

Lưu ý: sử dụng lá hẹ quá nhiều có thể gây ra ợ hơi, khó tiêu, hôi miệng, hơi thở và cơ thể nặng mùi. Bên cạnh đó nên tránh dùng hẹ vào mùa hè và dùng nhiều hẹ trong thời gian dài sẽ làm thần khí u mê.

Những người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng hẹ những người bị lở loét, rối loạn nhiệt và mắc bệnh về mắt không nên dùng hẹ. Nước ép hẹ có vị hăng khó uống nên có thể gây chóng mặt, buồn nôn.

Rễ cau

chua-yeu-sinh-ly-bang-re-cau.jpg

Trong dân gian cau được sử dụng nhiều để chữa bệnh như:

– Vỏ quả cau: chữa chứng phù, thũng, cổ trướng.

– Hạt cau: dùng điều trị bệnh lý do virus amib và trị sán.

– Bẹ buồng cau: trụ chứng thủy thũng, cổ trướng như vỏ quả cau.

– Phấn cau: trị lang ben.

Rễ cau có tác dụng bổ dương rất tốt cho nam giới mắc các chứng về yếu sinh lý. Theo y học cổ truyền rễ cau được hưởng rất nhiều thủy khí và mộc khí. Bởi vậy rễ cau rất tốt cho thận, giúp bồi bổ dương khí và nhờ đó làm tình trạng xuất tinh sớm, liệt dương, mất ham muốn suy giảm.

Cách dùng:

Ngâm rượu: để rượu rễ cau ngon và mang lại hiệu quả cao nhất, theo kinh nghiệm truyền lại cần phải chọn rễ cau treo. Là loại rễ non mọc lộ trên đất và nên có màu trắng. Vào những ngày mưa to thì đầu mút của rễ cau thường có màu vàng trắng, đây là thời điểm tốt nhất để cắt rễ cau làm thuốc trị bệnh.

Công thức: rễ cau tươi 1kg đã làm sạch cho vào bình thủy tinh, thêm 3 lít rượu trắng đậy kín nắp để chỗ thoáng mát. Sau 3 tháng là có thể sử dụng, mỗi ngày 1 – 2 ly nhỏ tùy mức độ bệnh mà tăng giảm liều lượng. Không nên quá lạm dụng để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngày nay theo y học hiện đại cũng ghi nhận, rễ cau có hoạt chất ancaloit, tác động mạnh lên hẹ thần kinh làm giãn nở mạch máu ở vùng chậu. Cải thiện sự cương cứng của dương vật, có thể nói rễ cau chính là Viagra trong đông y dành cho nam giới.

Bài viết liên quan:

Điều trị yếu sinh lý bằng thuốc Viagra

Như thế nào là yếu sinh lý nam

Trả lời