Dịch bệnh, môi trường ô nhiễm, thể trạng yếu,… đều là những yếu tố khiến cho cơ thể con người bị suy giảm sức đề kháng. Khi đó, các loại virus sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công cơ thể chúng ta và gây ra bệnh tật. Để cải thiện sức khỏe, cơ thể cần được cung cấp một nguồn dinh dưỡng hợp lý.
Vậy, ăn gì để tăng sức đề kháng tốt nhất? Xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân suy giảm sức đề kháng
Không khí bị ô nhiễm
Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, chất hóa học và các tác nhân gây ô nhiễm khác sẽ làm phổi bị nhiễm bẩn, từ đó tế bào lympho T và lympho B bị chặn tăng sinh – hai tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch.
Sự thiếu hụt này sẽ khiến cho cơ thể con người bị suy giảm sức đề kháng.
Hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm
Sức đề kháng của cơ thể và hệ miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể trở nên dễ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn. Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch có thể bao gồm:
Suy giảm miễn dịch do điều trị ức chế tế bào, can thiệp phẫu thuật, tác động của tia X, chấn thương và những nguyên nhân khác.
Suy giảm miễn dịch do yếu tố di truyền và sự rối loạn tế bào mầm.
Thường xuyên thức khuya
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng và loại bỏ các chất độc hại.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên thức khuya, cơ thể sẽ thiếu melatonin, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Uống ít nước
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ hỗ trợ cơ thể loại bỏ các độc tố ra ngoài. Người uống ít nước thường gặp tình trạng sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh.
Tùy vào việc hoạt động mỗi ngày mà bạn cần uống ít hay nhiều nước. Trung bình là 2 lít/ ngày.
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài sẽ gây rối loạn nội tiết tố, nhất là các hormone testosterone hay estrogen. Điều này gây mất thăng bằng và làm suy giảm miễn dịch cơ thể.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Kháng sinh có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn, nhưng đồng thời làm suy yếu cơ thể, rối loạn miễn dịch và giảm sức đề kháng.
Do đó, cần tránh lạm dụng kháng sinh để không làm cơ thể yếu hơn và ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh của cơ thể.
Dấu hiệu sức đề kháng yếu
- Hay bị bệnh vặt.
- Thèm đồ ngọt và ăn đồ ngọt nhiều hơn so với bình thường.
- Tiêu hóa kém.
- Da bị khô và sạm.
- Vết thương lâu lành.
Ăn gì để tăng cường sức đề kháng tốt nhất?
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì để tăng sức đề kháng hiệu quả thì nên ưu tiên ngay các thực phẩm giàu vitamin C. Đây là loại vitamin giúp tăng cường globulin miễn dịch và cải thiện hoạt động của bạch cầu trong cơ thể.
Nếu thiếu hụt Vitamin C, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, da trở nên xấu và dễ bị tổn thương,…
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, ớt chuông, sơ ri, kiwi, dâu tây, ổi, đu đủ, súp lơ trắng, bông cải xanh, cải xoăn, khoai tây,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A cũng là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng ở con người. Bổ sung Vitamin A giúp trẻ nhỏ giảm thiểu tử vong.
Tuy nhiên, nếu cơ thể bị thiếu hụt Vitamin A sẽ gây ra các rối loạn về khả năng tự bảo vệ của hệ miễn dịch và làm suy giảm bài tiết, dẫn đến vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: ớt chuông, rau bina, cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, bí ngô, cà chua, gan động vật,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D ngoài việc giúp xương phát triển chắc khỏe, ngừa loãng xương, mà còn liên quan đến nhiều chức năng khác của hệ miễn dịch, tuần hoàn, tiêu hóa và thần kinh.
Bạn có thể hấp thụ vitamin D thông qua việc thường xuyên tắm nắng trong khung giờ trước 9h sáng và sau 16h chiều, hoặc thông qua thực phẩm như: cá hồi, sò, hàu, tôm, trứng gà, nấm, ngũ cốc, bột yến mạch, chế phẩm từ đậu nành, thịt đỏ (thịt bò, cừu, dê,…), quả cam, sữa bò,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E với công dụng chính là bảo vệ các tế bào, hạn chế các loại vi khuẩn và virus xâm nhập, hỗ trợ hoạt động tốt cho các khu vực thần kinh trong não bộ.
Hơn nữa, vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giảm thiểu hoạt động gây hại của các gốc tự do, tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào.
Nếu bạn chưa biết ăn gì để tăng cường sức đề kháng, hãy chọn ngay các thực phẩm giàu vitamin E như: dầu oliu, dầu hướng dương, vừng lạc, mầm lúa mạch, hạnh nhân, hạt phỉ, giá đỗ, quả bơ, măng tây, bí đỏ, các loại rau màu xanh lá đậm, ớt chuông đỏ, cá hồi,…
Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng hiệu quả, các chuyên gia dinh dưỡng cũng thường khuyến cáo người bệnh hỗ trợ các sản phẩm từ mật ong.
Bởi mật ong có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc tăng cường sức đề kháng. Mật ong chứa các dưỡng chất quan trọng như enzym, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
Mật ong còn có khả năng kháng vi khuẩn, kháng nấm và kháng virus giúp ngăn chặn sự phát triển của các mầm bệnh. Hơn nữa, mật ong còn có tác dụng làm dịu viêm, làm lành vết thương và hỗ trợ quá trình phục hồi sau bệnh.
Với những công dụng trên, mật ong được đánh giá là một trong những thực phẩm luôn đứng top chủ đề “Ăn gì để tăng sức đề kháng” dành cho mọi lứa tuổi mà bạn không nên bỏ qua.
Tìm hiểu thêm >>> Mật ong Manuka
Một số cách phòng tránh suy giảm sức đề kháng hiệu quả
- Thường xuyên vận động thể chất mỗi ngày.
- Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các loại chất kích thích gây hại cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa chất bảo quản, các loại thức ăn nhanh được chế biến nhiều dầu mỡ.
- Đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc (7-9h/ngày).
- Duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái; tránh suy nghĩ tiêu cực, bi quan, hay nổi giận, cáu gắt,…
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và giữ khoảng cách với người bệnh.
- Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Trên là những chia sẻ về chủ đề “Ăn gì để tăng sức đề kháng”. Hi vọng thông qua bài viết, quý bạn đọc đã biết cách cải thiện sức khỏe mình hiệu quả nhất.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn: nhathuocviet.vn
Xem thêm: