TOP 8 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Sức đề kháng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phòng ngừa và chống lại các bệnh tật. Trẻ em có hệ miễn dịch yếu hơn so với người lớn, do đó việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ là việc làm rất cần thiết.

Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ đúng cách. Khám phá ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết bạn nhé!

Đảm bảo trẻ luôn được ngủ ngon và đủ giấc

Giấc ngủ đủ và sâu là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ, giúp tăng trí thông minh, chiều cao, cân nặng và sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, giấc ngủ còn giúp trẻ có tinh thần thoải mái và vui chơi suốt cả ngày.

Tuy nhiên, thời gian giấc ngủ cần thiết cho trẻ sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi của chúng.

Dam-bao-tre-duoc-ngu-dung-gio-va-du-giac.png

Quý mẹ có thể dựa vào bảng tổng thời gian giấc ngủ trong ngày của AASM (American Academy of Sleep Medicine) năm 2016 để cân đối thời gian ngủ cho trẻ, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng hiệu quả hơn.

  • Trẻ 4 – 12 tháng: ngủ đủ từ 12 – 16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
  • Trẻ 1 – 2 tuổi: ngủ đủ từ 11-14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
  • Trẻ 3 – 5 tuổi: ngủ đủ từ 10-13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).

Cho trẻ uống đủ nước

Đến độ tuổi ăn dặm, bé cũng cần uống đủ nước để tăng sức đề kháng. Nước giúp lan tỏa bạch cầu khắp cơ thể và loại bỏ chất độc qua mồ hôi. Uống đủ nước hàng ngày giúp trẻ tăng cường trao đổi chất và cung cấp dinh dưỡng cho tế bào.

Do đó, bố mẹ nên khuyến khích bé uống đủ nước thường xuyên. Số lượng nước cần thiết phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và hoạt động của từng bé.

Theo hướng dẫn, việc uống nước hàng ngày cho từng độ tuổi như sau:

  • Độ tuổi 0-6 tháng: 700 ml (Tổng lượng nước/ngày)
  • Độ tuổi 7-12 tháng: 800 ml (Tổng lượng nước/ngày), trong đó 600 ml là lượng nước cần uống
  • Độ tuổi 1-3 tuổi: 1300 ml (Tổng lượng nước/ngày), trong đó 900 ml là lượng nước cần uống.

Tạo môi trường ở sạch sẽ

Đảm bảo nơi ở của trẻ luôn được sạch sẽ, thoáng mát và trong lành giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh cho trẻ.

Tránh hút thuốc lá trong nhà một cách tuyệt đối để ngăn ngừa nguy cơ bé bị nhiễm khói thuốc lá, gây hại cho sức đề kháng của bé.

Tao-moi-truong-sach-se-cung-la-cach-tang-cuong-suc-de-khang-cho-tre-hieu-qua.jpg

Khuyến khích bé áp dụng thói quen vệ sinh cá nhân, bao gồm tắm gội thường xuyên và chăm sóc răng miệng sạch sẽ. Điều này giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh và phòng ngừa vi khuẩn, vi rút gây ra các bệnh viêm nhiễm.

Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Ngoài việc cải thiện dinh dưỡng, việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ cũng rất quan trọng. Các loại vắc-xin có thể kích thích cơ thể sản xuất kháng thể hoặc cung cấp kháng thể trực tiếp, giúp trẻ phát triển miễn dịch với các tác nhân gây bệnh.

Việc tuân thủ lịch tiêm phòng đúng đắn là một cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Vận động 30 phút mỗi ngày

Việc vận động hàng ngày trong khoảng thời gian 30-60 phút, tùy theo độ tuổi, là một cách hiệu quả để giúp cho trẻ yêu khỏe mạnh, năng động và có khả năng tự sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân gây hại.

Thuong-xuyen-cho-tre-van-dong-the-chat-de-tang-cuong-suc-de-khang-tot-hon.jpg

Ngoài việc tăng cường sức khỏe, các hoạt động vận động còn giúp cho tinh thần của trẻ vui vẻ và thoải mái, ăn uống cũng ngon miệng hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, quý ba mẹ cần đảm bảo bữa ăn của bé đầy đủ bốn nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất.

Việc tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn cũng rất quan trọng; đồng thời, tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt, vì chúng không tốt cho sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, không nên kiêng khem quá mức, vì điều này có thể khiến bé mất sức, cơ thể yếu hơn và khó có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Dùng thực phẩm giàu lợi khuẩn

Các acid lactic có trong sữa chua có khả năng tăng cường lợi khuẩn và giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hại trong ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh phổ biến như cảm lạnh, viêm họng và viêm tai. Bố mẹ nên cho bé ăn một hộp sữa chua sau mỗi bữa ăn chính, khoảng 30 – 60 phút trước khi đi ngủ, để hỗ trợ tiêu hóa và mang lại giấc ngủ ngon.

Tuy nhiên, cần tránh dùng sữa chua cùng với các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, vì có thể gây táo bón và rối loạn tiêu hóa.

Hơn nữa, không nên hâm sữa chua trong lò vi sóng hoặc ngâm trong nước sôi, vì làm như vậy sẽ làm hủy hoại lợi khuẩn có trong sữa chua, khiến sữa chua không còn hiệu quả.

Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng hiệu quả

Bên cạnh việc ăn uống và vận động, cha mẹ có thể tự bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé theo từng giai đoạn.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và kích thích vị giác cho trẻ ăn ngon miệng hơn. Khi sử dụng các sản phẩm chức năng, quý ba mẹ nên lựa chọn những loại có nguồn gốc tự nhiên, dễ tiếp thu và không sử dụng nhiều loại hoặc thay đổi liên tục.

Tìm hiểu >>> Viên uống vitamin tổng hợp

Bo-sung-vitamin-tong-hop-giup-cung-cap-nhieu-duong-chat-thiet-yeu-cho-tre-khoe-manh-va-cao-lon-hon.jpg

Tóm lại, trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài và thích ứng với sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc tăng cường sức đề kháng cho bé trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trên là 8 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà quý ba mẹ dễ dàng áp dụng tại nhà. Hi vọng với những thông tin bổ ích này sức khỏe của trẻ ngày một cải thiện tốt hơn.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: nhathuocviet.vn

Xem thêm:

Canxi D3 tăng sức đề kháng chiều cao cho bà bầu người lớn ORGANIKA Calcium Magnesium Zinc D3

Siro tăng sức đề kháng Ích Nhi

Trả lời