Những biểu hiện trầm cảm sau sinh bạn cần lưu tâm

Rate this post
Tâm lý phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng, kết hợp nhiều yếu tố tác động gây nên chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị tâm lý đúng cách thì tình trạng này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem những biểu hiện trầm cảm sau sinh!

Trầm cảm sau sinh là gì?

bieu-hien-tram-cam-sau-sinh1.png

Tìm hiểu về chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Theo WHO thống kê trên toàn cầu, ước tính có 5% người lớn mắc chứng rối loạn này. Nó biểu hiện bởi nỗi buồn dai dẳng và không có hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động bổ ích hoặc thú vị trước đó. Tình trạng mệt mỏi và kém tập trung là dễ gặp phải nhất.

Trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression) là một rối loạn cảm xúc xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh nở. Tình trạng này biểu hiện bởi sự giảm khí sắc kéo dài trong khoảng 1 năm đầu tiên. Và tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến nam giới nhưng tỷ lệ ít gặp Ít người biết, nó còn có thể ảnh hưởng đến nam giới nhưng tỷ lệ ít gặp nên ít người biết đến và ít được đề cập.

Theo thống kê số liệu, có khoảng 10 – 20% phụ nữ sau khi sinh mắc phải tình trạng rối loạn trầm cảm. Trong đó, có 15% trường hợp xảy ra trong 3 tháng sau khi sinh và 15 – 25% xảy ra trong năm đầu tiên. Nó không chỉ gây ra tình trạng buồn bã, mệt mỏi, thiếu tập trung,… mà còn sinh ra cảm giác chán ghét hoặc thậm chí là muốn giết cả con mình.

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu

bieu-hien-tram-cam-sau-sinh2.png

Trầm cảm có ảnh hưởng sâu sắc đến các khía cạnh cuộc sống hằng ngày

Trầm cảm và các rối loạn tâm thần liên quan có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm thành tích ở trường, năng suất làm việc, mối quan hệ với gia đình và bạn bè, và khả năng tham gia vào cộng đồng.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác được trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó có thể nhẹ hoặc nặng, khởi phát sớm hay muộn và có thể tự khỏi hoặc cần phải trị liệu.

Thời gian phổ biến nhất từ 3 – 6 tuần sau sinh do người mẹ chưa kịp quen với việc thêm một thành viên mới. Cũng có thể xuất phát từ việc chưa biết cách chăm sóc con thế nào khiến cuộc sống bị đảo lộn nên dễ gặp các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, nếu nhanh chóng thích ứng, quen dần với việc đó và có sự đồng hành, chăm sóc của chồng, gia đình thì tình trạng này sẽ dần thuyên giảm và tự khỏi.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

bieu-hien-tram-cam-sau-sinh3.png

Các nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh

Bạn từng có người nhà bị tình trạng trầm cảm sau sinh và bạn có tự hỏi rằng nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu. Nguyên nhân có thể đến từ những vấn đề sau đây:

  • Về mặt sinh lý: Từ khi mang thai đến khi sinh, hormone thay đổi khá mạnh, giảm đột ngột estrogen và progesterone. Do sự giảm hormone xuống nhanh như vậy nên có thể là nguyên nhân chính tạo ra chứng trầm cảm. Bên cạnh đó, hormon vỏ thượng thận và hormon tuyến giáp giảm đi nên có thể gây ra chứng trầm cảm.
  • Về thể chất: Những sản phụ trước kia có chứng trầm cảm sẽ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh cao từ ba đến năm lần so với người bình thường. Ngoài ra các bà mẹ tuổi còn ít, có tiền sử bệnh căng thẳng, lo lắng hoặc những bà mẹ có tiền sử bệnh về tâm lý cũng có thể xuất hiện hiện tượng trầm cảm.
  • Về mặt tâm lý xã hội: Nguyên nhân là do việc chăm sóc em bé sau khi sinh khá khó khăn, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định nên mẹ thường trong tình trạng mệt mỏi, bị mất ngủ dẫn đến cơ thể suy nhược. Khi sức khỏe và tinh thần của bà mẹ bị suy nhược trong một thời gian dài thì căng thẳng, lo lắng và trầm cảm sẽ xuất hiện.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh bệnh cao.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây ra chứng trầm cảm sau sinh như: Sự tăng cân và chuyển đổi công việc sau khi sinh; thiếu sự giúp đỡ của chồng, gia đình; Vấn đề tài chính của gia đình không được tốt,…

Những biểu hiện trầm cảm sau sinh

bieu-hien-tram-cam-sau-sinh.4png.png

Các biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh

Biểu hiện trầm cảm sau sinh bao gồm:

  • Bạn sẽ cảm thấy đau một vùng nào đó trên cơ thể, biểu hiện trầm cảm sau sinh này sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu không được trị liệu kịp thời.
  • Thường xuyên cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi gặp gỡ những người bạn.
  • Cảm thấy hoảng hốt đối với các tình huống xảy ra hằng ngày và khó bình tĩnh trở lại.
  • Căng thẳng khiến trầm cảm nặng nề hơn. Các mẹ bị trầm cảm sau khi sinh khó có thể thư giãn được và không thể giải quyết bằng thuốc an thần được.
  • Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Bên cạnh đó, nó có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi.
  • Một người mẹ bị chứng trầm cảm sau sinh thường khó tập trung vào mọi việc. Đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ, sau đó, họ ngồi xuống không làm gì và cảm thấy rất tồi tệ.
  • Rối loạn giấc ngủ khi bị trầm cảm.,có một số người không ngủ được, số khác lại ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng.
  • Mất hứng thú với tình dục có thể xảy ra đối với các bà mẹ trầm cảm sau sinh, vì vậy, các ông bố nên kiên nhẫn và cố gắng an ủi vợ thường xuyên để nhanh chóng hồi phục khỏi trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra, còn một số biểu hiện trầm cảm sau sinh khách như: Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân; phản ứng chậm…

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

bieu-hien-tram-cam-sau-sinh5.png

Mức độ nguy hiểm của chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm là tình trạng sức khỏe nguy hiểm được cảnh báo cho mọi người, đã có nhiều nghiên cứu về tác động nguy hiểm của trầm cảm lên đời sống phụ nữ sau khi sinh con. Theo một cuộc nghiên cứu cho kết quả rằng trầm cảm sau sinh tại Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đương với các nước trong khu vực.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, tình trạng này gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé, cũng như mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.

Đối với phụ nữ

Trầm cảm sau sinh thường khó phát hiện, kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn. Có thể phát triển thành rối loạn tâm thần nếu không được trị liệu kịp thời. Phụ nữ trầm cảm sau sinh thường không đủ sức khỏe để chăm sóc con cái, cảm thấy chán nản về bản thân.

Đối với người con có mẹ mắc trầm cảm

Những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm nhiều nguy cơ không phát triển cảm xúc, hành vi:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ, vận động;
  • Hạn chế khả năng giao tiếp;
  • Có thể có những hành vi bất thường hoặc dễ kích động hơn trẻ bình thường;
  • Trẻ dễ căng thẳng và khó thích nghi với môi trường, khó hòa nhập xã hội…

Đối với gia đình

Người chung sống cùng người bị trầm cảm sau sinh sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Đó có thể là người chồng, hay bố mẹ, anh chị em ruột chung sống trong một mái nhà. Khi có sự căng thẳng triền miên trong gia đình, tâm lý, sức khỏe từng thành viên sẽ ảnh hưởng.

Cách vượt qua trầm cảm sau sinh

Người thân trong gia đình cần có sự quan tâm đối với phụ nữ sau khi sinh để phát hiện sớm và có hướng can thiệp phù hợp. Trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Do đó ngoài sức khỏe thể chất, gia đình cũng cần quan tâm đến sức khỏe tâm lý của các sản phụ.

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn cải thiện và vượt qua trầm cảm:

  • Ngủ đủ giấc. Trầm cảm có thể khiến bạn khó nhắm mắt và ngủ quá ít có thể làm trầm cảm thêm nghiêm trọng. Hãy bắt đầu bằng cách thực hiện một số thay đổi trong lối sống. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Cố gắng không ngủ trưa. Hãy loại bỏ mọi phiền nhiễu, hạn chế sử dụng điện thoại và Tivi.
  • Bạn hãy tập cho mình thói quen tập thể dục mỗi ngày. Mỗi ngày bạn dành ra khoảng 30 phút để đi chạy nhẹ hoặc chỉ cần đi bộ trong các khu công viên sẽ khiến tâm trạng bạn thoải mái.
  • Kiểm soát stress bằng Y học cổ truyền: Y học cổ truyền là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn và tự nhiên. Thông qua những thao tác bấm, day, ấn huyệt, sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần và thể chất, từ đó lấy lại năng lượng cho bản thân nhanh chóng. Chất lượng giấc ngủ và hiệu suất công việc được cải thiện.
  • Khi bạn chán nản, không biết phải làm gì. Hãy thúc đẩy bản thân làm điều gì đó khác biệt. Ví dụ, bạn có thể đến các nhà sách chọn một quyển và đọc hoặc bạn có thể tham gia vào các hoạt động chung với mọi người. Khi chúng ta thử thách bản thân làm điều gì đó khác biệt, sẽ có những thay đổi về mặt hóa học trong não bộ, cụ thể là chất dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến niềm vui, sự thích thú.

Trả lời