Thận chính là cội nguồn của ngũ tạng, là nguồn gốc của 13 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh và là bể chứa của tinh huyết. Do đó, cốt lõi của điều trị yếu sinh lý là bồi bổ tạng thận, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và dồi dào tinh khí.
Hiện nay trên thị trường có nhiều phương pháp chữa yếu sinh lý hiệu quả như sử dụng thực phẩm chức năng, vật lý trị liệu, đông y, bấm huyệt, phẫu thuật, sử dụng thuốc tây hoặc sử dụng biện pháp tâm lý. Trong đó, Đông y là một trong những phương pháp điều trị tận gốc yếu sinh lý đang được nhiều người lựa chọn.
Chữa yếu sinh lý bằng đông y
Một số loại thuốc điều trị yếu sinh lý hiện nay đang được sử dụng để điều trị các triệu chứng của yếu sinh lý. Tác dụng của các loại thuốc đó thường chỉ có trong một thời gian ngắn từ 2 đến 3 tiếng, sau đó thì các triệu chứng lại lặp lại. Cơ thể ngày càng lạm dụng vào thuốc khiến hàm lượng thuốc sử dụng ngày càng tăng lên, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp đông y thì ngược lại. Đông y tập trung vào điều trị căn nguyên của yếu sinh lý, tiến hành bồi bổ những bộ phận đang dẫn đến tình trạng yếu sinh lý là lục phủ ngũ tạng và tạng thận.
Khi lục phủ ngũ tạng được khỏe mạnh, sinh khí dồi dào thì sinh lý mới tốt. Trong đó tạng thận được tập trung bồi bổ hơn vì nó là nguồn gốc của chức năng sinh lý.
Sau đây là 4 bài thuốc đông y chữa trị yếu sinh lý hiệu quả luận trị theo từng thể bệnh mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng.
Yếu sinh lý do thận hư
Thận hư theo đông y không có nghĩa là thận bị hư hỏng mà có hàm ý suy yếu, hư tổn, không thực hiện đầy đủ các chức năng vốn có trong đó có chức năng sinh lý. Thận hư gây ra nhiều bệnh điển hình như vàng da, gầy mòn, tiểu đêm… Nguyên nhân thường là do ăn uống quá nhiều đường, chất béo, hóa chất mà thận lọc không kịp hoặc do ít vận động để cơ thể giải độc qua tuyến mồ hôi.
– Triệu chứng: mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, hoa mắt, ù tai, sắc mặt sạm đen, hoạt tinh hoặc xuất tinh sớm… Thăm khám thì thấy sắc lưỡi nhợt nhạt, bắt mạch trầm tế hoặc trầm nhược yếu, vô lực.
– Điều trị: sử dụng các vị thuốc có tác dụng ích thận, cố tinh và bồi bổ khí huyết.
– Chuẩn bị các vị thuốc gồm: lộc giác giao, kỉ tử, quy bản giao, hoài sơn, thỏ ti tử mỗi vị 16g. Sơn thủ, ngưu tất mỗi vị 12g. Thục địa 32g. Đem tất cả sửa sạch bỏ tất cả vào nồi đất với 3 lít nước, hầm nhỏ lửa trong hai tiếng đến khi còn 1 lít thì để dùng trong ngày.
Lưu ý: khi thấy bệnh nhân có biểu hiện thận dương suy như chân tay lạnh, mạch trầm trì và nhược thì thêm tắc kè, tiên linh tỳ (dâm dương hoắc), nhục thung dung, hắc phụ tử, quế nhục để trợ dương. Nếu thấy người bệnh khí kém, gầy yếu, mệt mỏi thì thêm một chút nhân sâm, hoàng kỳ để bồi bổ cơ thể.
Yếu sinh lý do tâm tỳ hư
Tâm tỳ hư được định nghĩa là do khí huyết hư tổn thường gặp ở người lớn tuổi. Tâm tỳ hư khiến người bệnh ăn uống kém, ngủ không yên giấc, dễ bị động tâm khiến con người luôn ở trạng thái buồn phiền. Nguyên nhân do tâm huyết hao tổn do lao tâm, lao lực trong thời gian dài khiến tỳ khí bị tổn thương không thực hiện được chức năng thống huyết.
– Triệu chứng: da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít, di tinh liệt dương, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt và mạch trầm tế.
– Điều trị: ôn bổ tâm kỳ(kiện tỳ an thần).
– Chuẩn bị các vị thuốc: mộc hương, xa nhân mỗi vị 6g. Đương quy, hoài sơn, kỷ tử, long nhãn, ý dĩ, bạch trượt, hoàng kỳ, hà thủ ô mỗi vị 12g. Viễn trí, táo nhân, phục thần, cao ban long mỗi vị 8g. Sinh khương 5g. Thục địa 20g. Đẳng sâm 16g.
Yếu sinh lý do thấp nhiệt
Chứng thấp nhiệt được định nghĩa là do cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, phong hàn… hoặc tỳ vị không mạnh. Thấp nhiệt nung nấu trong cơ thể khiến cơ thể yếu ớt dễ bị bệnh khi ra nắng hoặc gặp mưa. Nguyên nhân thường do sử dụng rượu, thuốc làm tỳ vị bị hư mất sự điều hòa khí huyết, nhiệt độ gây nên bệnh.
– Triệu chứng: khát nước, liệt dương, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng và dày, mạch nhu sác thường do viêm nhiễm, sỏi tiết niệu lâu ngày.
– Chuẩn bị các vị thuốc: tri mẫu, hoắc hương, bạch linh, đan bì, trạch tả, hoàng bá mỗi vị 10g. Hoài sơn, sơn thủ mỗi vị 15g. Sà sàng 4g.
Yếu sinh lý do khí trệ huyết ứ
Khí huyết ứ trệ được định nghĩa là máu lưu thông kém tới các bộ phân trong cơ thể ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết. Tình trạng này lâu ngày thường dẫn đến bệnh rối loạn cường dương ở nam giới. Nguyên nhân do té ngã, nội thương hoặc do lao thương quá độ gây nên. Theo y học hiện đại thì do thiếu khoáng chất như kẽm, kali, magie… để tạo thành máu tươi.
– Triệu chứng: tinh thần bứt rứt, ngực sườn đầy tức, sắc mặt sạm, môi tím, lưỡi có điểm ứ huyệt sắc tím, tính tình nóng nảy, khi bắt mạch có mạch huyền hoặc sáp.
– Điều trị: hành khí hoạt huyết hóa ứ, dưỡng can thận.
– Chuẩn bị các vị thuốc: xuyên khung, cát cánh mỗi vị 6g. Hồng hoa, phá cố chỉ, ngưu tất, ba kích, sinh địa, đương qui, dâm dương hoắc mỗi vị 12g. Sài hồ, cam thảo mỗi vị 4g. Đào nhân 16g. Chỉ sác, hương phụ mỗi vị 8g. Kỷ tử 10g.
Tất cả các bài thuốc đông y trên khi sử dụng người bệnh cần sắc kỹ uống liên tục mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng. Chia đều 2 – 3 lần trong ngày để cơ thể ngấm thuốc tốt hơn.
Một số bài thuốc đông y chữa yếu sinh lý
Bài thuốc số 1 – Bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh
Được kết hợp từ 3 bài thuốc nhỏ gồm: hồi xuân phục dương khang, đại bổ phục dương hoàn và đại bổ thận. Ba bài thuốc trên có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng nồng độ Testosterone, từ đó cải thiện tình trạng yếu sinh lý ở nam giới.
Thành phần thuốc được bào chế từ 100% các thảo dược thiên nhiên đã được bộ y tế kiểm định chất lượng CO – CQ. Những thảo dược đó bao gồm nhục thung dung, dâm dương hoắc, hoài sơn, phúc bồn tử, dương huy…
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu bao gồm:
– Địa phu tử: 30g
– Khổ sâm: 30g
– Ngũ bội tử: 20g
– Hạt tiêu: 20g
Cách chế biến thuốc
– B1: Rửa sạch và cho tất cả nguyên liệu vào nước sạch và ngâm trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút.
– B2: Sau đó cho vào nồi đun sôi trong khoảng 30 phút.
– B3: Vắt và lọc lấy nước. Sử dụng nước vừa lọc xong hơi cho tới khi nước còn ấm thì ngâm dương vật cùng tinh hoàn vào cho tới khi nước nguội.
Sử dụng biện pháp như vậy mỗi ngày từ 1 đến 2 lần trong khoản 15 ngày sẽ giúp cơ thể tốt hơn, cải thiện tình trạng cương dương cũng như sự ham muốn.
Tìm hiểu >> sâm Hàn Quốc ngâm mật ong có tác dụng gì?
Bài thuốc số 3
Nguyên liệu bao gồm:
– Nhung hươu: 200g
– Hoài sơn: 50g
– Đại táo: 25g
– Nhân sâm: 20g
– Hạ thảo: 20g
Cách chế biến thuốc
– B1: Rửa sạch tất cả nguyên liệu, thai nhung hưu và nhân sâm thành các lát mỏng sau đó đem phơi cho khô nước.
– B2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm trong khoảng 3 tiếng.
– B3: Sau khi hầm có thể nêm nếm thêm gia vị và sử dụng như một món ăn bình thường.
Bài thuốc này có thể dùng nhiều lần trong 1 ngày vì nó như một món ăn bình thường. Có tác dụng bổ thận và chữa chứng xuất tinh sớm và hổ sợ khả năng sinh lý.
Bài thuốc số 4
Nguyên liệu bao gồm:
– Đuôi lợn: 150g
– Thục địa: 30g
– Đỗ trọng: 30g
– Tỏa dương: 20g
– Gừng tươi: 15g
– Đại táo: 8 quả
Cách chế biến
– B1: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cạo lông đuôi lợn và giã nát gừng.
– B2: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi hầm trong khoảng 3 tiếng
– B3: Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng và ăn như một món ăn bình thường.
Sử dụng 2 đến 3 lần trong 1 ngày, có tác dụng hỗ trợ điều trị các cho những người thận yếu, thận hư, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, suy giảm chức năng sinh lí.
Bài viết liên quan:
Cách sử dụng sâm Ngọc Linh hiệu quả nhất