Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều người trên 40 tuổi có các triệu chứng đau nhức xương khớp dưới nhiều hình thức, không phân biệt giới tính, và bệnh ở mức độ khác nhau. Các cơn đau nhức thường âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt chuyển nặng vào những lúc thời tiết thay đổi, mưa lạnh, nắng nóng thất thường, khiến người bệnh bị hạn chế đi lại, làm việc, vận động, suy giảm chất lượng sống nghiêm trọng.
Những bệnh xương khớp thường gặp và cách nhận biết
Bệnh gout
Bệnh gout là bệnh khá là phổ biến ở cả nữ giới và nam giới, đây là chứng rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao và lắng đọng vào muối axit uric hoặc tinh thể axit uric
Ăn uống do nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao
Cách nhận biết
- Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
- Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
- Khớp sưng đỏ
- Vùng xung quanh khớp ấm lên
Tình trạng bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.
Bệnh viêm xương khớp
Ở cơ thể người thông thường vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp chính là sụn khớp – sụn là mô bao bọc các đầu xương có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương có thể dễ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp. Và thông thường đối với bệnh này thường người trên 40 tuổi.
Tình trạng viêm xương khớp phổ biến người trên 40 tuổi
Cách nhận biết
- Đau khớp
- Xưng khớp
- Cứng khớp
Thoái hóa cột sống
Đối với bệnh thoái hóa cột sống thì bệnh do mang vác quá nặng khiến cột sống phải chịu nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở các đĩa đệm, thân đốt sống
Do mang vác quá nặng khiến cột sống phải chịu nhiều các tải trọng xảy ra liên tục
Cách nhận biết
- Đau thắt lưng cấp
- Thoái hóa cột sống cổ
- thoát vị đĩa đệm
- Đau thắt lưng mạn tính
Thoái hóa khớp
Đối với người bệnh gặp tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Vì tuổi đang cao dần nên bệnh thoái hóa cột sống càng trở nên nặng hơn , bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…
Tuổi đang cao dần nên bệnh thoái hóa cột sống càng trở nên nặng hơn
Cách nhận biết
- Đau nhứt quanh khớp
- Cứng khớp
- Khớp bị biến dạng
- Hạn chế các hoạt động
Viêm khớp dạng thấp
Tình trạng viêm khớp dạng thấp gây ra các bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây bệnh viêm khớp. Với bất kì khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhiều nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.
Gây ra các bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân
Cách nhận biết
- Sưng khớp
- Nóng khớp
- cứng khớp
- Đỏ khớp
Gai cột sống
Bệnh gai cột sống là bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, có tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau đớn ở người bệnh. Khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện.
Gai cột sống khiến bệnh nhân có những cơn đau mới xuất hiện
Cách nhận biết
- Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
- Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, cảm giác đau ở lưng, dọc xuống hai chân.
- Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
Loãng xương
Loãng xương là bệnh thường gặp ở nữ giới do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc,.. giảm mật độ xương và hủy hoại cấu trúc xương đến mức có thể tăng nguy cơ gãy xương. Cấu trúc xương bị xốp dạng tổ ong và mỏng hơn xương bình thường dẫn đến giảm khả năng chịu lực và chống đỡ của xương.
Khiến người bệnh giảm khả năng chịu lực và chống đỡ của xương
Cách nhận biết
- Đau nhứt đầu xương
- Đau ở vùng mang vác nặng
- Đau cột sống
- Giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp
Bài viết liên quan
– Những thực phẩm “vàng” trị bệnh xương khớp hiệu quả