Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?

Rate this post

Huyết áp là chỉ số quan trọng, đóng vai trò cảnh báo về tình trạng sức khỏe của chúng ta. Bên cạnh yếu tố tuổi tác thì huyết áp còn dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát huyết áp hiệu quả. Hãy cùng theo dõi chi tiết những yếu tố làm huyết áp thay đổi trong bài viết dưới đây.

Huyết áp là gì?

Huyết áp được hiểu đơn giản là lực đẩy của máu vào thành động mạch nhằm đưa máu đến để nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Mỗi khi tim bạn đập, máu được bơm ra các động mạch và đây là lúc huyết áp đạt mức cao nhất và được gọi là huyết áp tâm thu. Khi tim nghỉ ngơi giữa hai nhịp đập, máu chảy trong động mạch với lực nhỏ nhất, lúc này huyết áp sẽ giảm xuống và được gọi là huyết áp tâm trương.

Chỉ số huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Số tâm thu luôn đứng trước và lớn hơn số tâm trương. Ví dụ: Kết quả đo huyết áp là 120/80 mmHg có nghĩa là tâm thu là 120 và tâm trương là 80.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến huyết áp

1. Các yếu tố nội quan

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu những nguyên nhân nội sinh bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng huyết áp bị thay đổi, bao gồm: 

  • Sức co bóp của tim: Huyết áp có ảnh hưởng từ khả năng co bóp của tim. Khi tim co bóp nhanh, đập càng mạnh sẽ làm tăng áp lực của máu lên thành mạch sẽ khiến cho huyết áp tăng. Còn khi tim yếu hoặc suy tim có thể làm huyết áp giảm.
  • Sức ảnh hưởng từ động mạch: Động mạch giúp truyền dẫn máu đến nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Nếu động mạch co giãn tốt sẽ giúp máu được lưu thông ổn định và huyết áp bình ổn. Còn nếu động mạch bị xơ vữa hoặc cứng sẽ làm bít tắc máu ở động mạch khiến huyết áp tăng.
  • Khối lượng máu: Thiếu máu hoặc lượng máu trong cơ thể thấp sẽ gây hạ huyết áp. Vì vậy, những người bị mất máu do tai nạn, phẫu thuật hoặc chảy máu có thể làm giảm khối lượng máu và dẫn đến tình trạng hạ huyết áp.
  • Lượng nước trong cơ thể: Cơ thể bị mất nước hoặc giảm lượng nước trong cơ thể có thể gây hạ huyết áp.
  • Độ nhớt của máu: Độ nhớt của máu nói lên độ dày của máu. Chỉ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ protein, đường, mỡ, các muối và các chất khác trong máu. Độ nhớt của máu gây ảnh hưởng lớn đến lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể và khiến huyết áp thay đổi.

2. Các yếu tố ngoại quan

2.1. Hút thuốc và sử dụng thuốc lá

Hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác sẽ khiến cho huyết áp của bạn sẽ tăng vọt. 

Các chuyên gia cho rằng, sử dụng thuốc lá trong thời gian dài làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đó là sự tích tụ mảng bám dọc theo thành mạch máu. Xơ vữa động mạch làm giảm độ đàn hồi của mạch máu và thu hẹp động mạch, làm tăng huyết áp theo thời gian. Đồng thời, chất nicotin trong thuốc lá còn làm tăng tiết Adrenaline trong cơ thể. Hormone này gây tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim và dẫn đến tình trạng huyết áp cao.

2.2. Sử dụng rượu bia

Cũng như nicotin trong thuốc lá, cồn trong rượu bia cũng gây ảnh hưởng đến huyết áp. Uống nhiều rượu bia làm cho máu có nhiều nồng độ cồn gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, làm tăng lipid trong máu, từ đó khiến cho huyết áp bị tăng.

Chuyên gia khuyến cáo, để kiểm soát huyết áp ở mức bình thường bạn cần kiêng tuyệt đối sử dụng rượu bia với liều lượng có kiểm soát. Cụ thể, ở đàn ông mỗi ngày chỉ nên uống 350ml bia hoặc 150ml rượu vang hoặc 44ml rượu có nồng độ cồn cao, còn ở phụ nữ thì liều lượng này giảm xuống còn 1 nửa.

2. 3. Chế độ ăn uống nhiều muối và natri

Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp bạn duy trì huyết áp khỏe mạnh. Tuy nhiên, chế độ ăn mặn, nhiều muối hoặc chất béo không lành mạnh cũng làm tăng huyết áp. Bởi chúng là tăng khả năng giữ nước trong cơ thể dẫn đến tăng lưu lượng tuần hoàn.

Còn nếu bổ sung chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng có thể gây hạ huyết áp.

Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn là:

  • Muối ăn
  • Thức ăn nhanh
  • Đồ chiên
  • Chất béo bão hòa
  • Chất béo trans
  • Thịt muối
  • Thực phẩm chế biến, đóng hộp hoặc đông lạnh

2. 4. Xu hướng ít vận động

Thói quen lười vận động làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và tiêu thụ cholesterol, từ đó làm rối loạn lipid trong máu và giảm dung nạp đường, gián tiếp làm tăng huyết áp.

Do đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị người lớn nên tập thể dục với cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần (tức là khoảng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần) và 75 phút tập thể dục cường độ cao mỗi tuần có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. 

2.5. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

  • Một số loại thuốc uống có thể gây tăng huyết áp bao gồm: thuốc kháng viêm, thuốc bổ sung hormone tuyến giáp, thuốc co mạch…
  • Một số loại thuốc uống gây hạ huyết áp như: thuốc kháng giáp, kháng viêm Non-Steroid, thuốc giãn mạch…

2.6. Căng thẳng, stress

Cảm xúc có thể tác động rất nhanh đến huyết áp. Mất ngủ, lo lắng, stress sẽ làm cho huyết áp tăng hơn bình thường. Một giấc ngủ tốt sẽ giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

2.7. Thừa cân, béo phì

Cân nặng cũng có mối liên hệ tương quan với chỉ số huyết áp. Hàng loạt nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có khối lượng cơ thể cao thì huyết áp cũng sẽ tăng.

Làm thế nào để kiểm soát huyết áp hiệu quả?

Thông qua việc nắm được những yếu tố gây ảnh hưởng đến huyết áp chúng ta sẽ biết được cách để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Các biện pháp nhằm kiểm soát huyết áp hiệu quả bao gồm:

Giữ cân nặng ở mức hợp lý

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường hoặc nếu bạn đang bị thừa cân thì nên thực hiện giảm cân để kiểm soát huyết áp.

Bạn có thể duy trì trọng lượng cơ thể theo chỉ số BMI. Chỉ số này được tính bằng công thức:

BMI = Cân nặng (Kg)/(Chiều cao (m))².

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người châu Á nên duy trì chỉ số BMI từ 18,5 đến 23. Nếu chỉ số BMI của bạn dưới 18,5 hoặc trên 23 thì đều ảnh hưởng đến huyết áp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh lối sống và chế độ ăn sao cho phù hợp.

Tập luyện thể dục, thể thao

Rèn luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và ổn định huyết áp hiệu quả. Mỗi ngày dành ra khoảng 30-45 phút để vận động sẽ giúp khí huyết lưu thông, điều hòa huyết áp giúp hệ tim mạch khỏe mạnh.

Duy trì lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng lên máu hoặc hạ máu đột ngột, nhờ đó mà huyết áp của bạn có thể ổn định. Để duy trì lối sống lành mạnh bạn nên từ bỏ một số thói quen sau:

  • Từ bỏ thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Sắp xếp công việc hợp lý giúp quản lý căng thẳng, stress. Thực hiện một số liệu pháp thư giãn như: thiền, yoga hoặc các thư giãn khác để duy trì huyết áp ổn định.
  • Duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng/ngày

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm cân bằng đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm: chất đường, đạm, chất béo, chất xơ. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng một số nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến huyết áp như sau:

  • Chất béo bão hòa (mỡ động vật).
  • Chế độ ăn mặn, nhiều muối.
  • Các thức ăn nhanh, thức ăn nhiều tinh bột.

Tham khảo thêm: 8 cách hạ huyết áp tại nhà hiệu quả

Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định

Việc tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ sẽ hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc và đồng thời giúp ổn định huyết áp. 

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Việc theo dõi huyết áp thường xuyên giúp chúng ta biết được liệu những điều chỉnh về lối sống, dinh dưỡng và luyện tập có đang đúng hướng hay không để có những thay đổi phù hợp.

Bên cạnh đó, tự theo dõi huyết áp tại nhà còn giúp người bệnh có ý thức hơn với sức khỏe của bản thân và đồng thời có động lực để kiểm soát huyết áp mỗi ngày.

Khi đo huyết áp tại nhà bạn nên trang bị sản phẩm máy đo huyết áp có thương hiệu uy tín, xuất xứ rõ ràng, được người dùng đánh giá tốt và đảm bảo kết quả chính xác nhất. Trong danh sách các sản phẩm được tin dùng, không thể không nhắc đến máy đo huyết áp của Omron – thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực y tế của Nhật Bản và được sản xuất bởi công ty Omron Healthcare. Với hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy đo huyết áp tại nhà, công ty đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường và được xếp hạng là thương hiệu bán chạy nhất toàn cầu vào năm 2022 theo khảo sát của Công ty TNHH Fuji Keizai.

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp. Tuân thủ những lời khuyên thay đổi hoặc duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp ổn định và giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Nếu có vấn đề về huyết áp hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi sức khỏe định kỳ.

Nguồn:

https://www.ucsfhealth.org/education/risk-factors-for-high-blood-pressure-hypertension

https://pressbooks.library.torontomu.ca/vitalsign/chapter/factors-that-influence-blood-pressure/

https://www.healthline.com/health/fluctuating-blood-pressure#home-management

Để lại một bình luận