Thuốc không kê đơn
Thuốc xịt mũi Nazal (Hộp 1 chai 30ml)
Dạng bào chế của Thuốc xịt mũi Nazal
Dung dịch thuốc đóng trong chai xịt.
Quy cách đóng gói của Thuốc xịt mũi Nazal
Hộp 1 chai xịt 30ml. Vỏ chai Thuốc xịt mũi Nazal có màu xanh dương, nắp lọ có màu xanh dương, thân lọ có màu trắng.
Thành phần của Thuốc xịt mũi Nazal
Hoạt chất: Naphazoline Hydrochloride, Chlorpheniramine maleate, Benzalkonium chloride.
Tá dược: vừa đủ 1 chai.
(Thành phần tá dược: Dimethylpolysiloxan, Silicon dioxid, Dihydrogenphosphat K, Hydrophosphat 2K, Axit citric, Natri Clorid, Hương liệu – 1-Phenylethanol, Cresol, Polysorbat 20).
Đặc tính dược lý của Thuốc xịt mũi Nazal
Naphazolin là hoạt chất có tác dụng cường giao cảm (chủ vận thụ thể alpha), có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giúp giảm sung huyết khi nhỏ trên niêm mạc mũi.
Cơ chế tác dụng của Naphazoline chưa được xác định đầy đủ, nhiều giả thiết cho rằng thuốc kích thích trực tiếp lên thụ thể alpha-adrenergic của hệ thần kinh giao cảm, và hầu như không có tác dụng trên thụ thể beta-adrenergic. Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, Naphazoline có tác dụng làm co tại chỗ các tiểu động mạch đã bị giãn, làm giảm lưu lượng máu qua mũi giúp giảm xung huyết. Nhờ đó, mũi hết ngạt và giúp dễ thở tạm thời.
Benzalkonium là hoạt chất giúp ức chế vi khuẩn có hại trong đường mũi. Khi xịt vào niêm mạc mũi giúp làm sạch các chất nhầy có trong mũi và làm thông thoáng mũi.
Clopheniramin là hoạt chất có tác dụng kháng histamin, giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng và khó chịu ở mũi, giúp giảm chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi,…
Chỉ định của Thuốc xịt mũi Nazal
Thuốc xịt mũi Nazal được chỉ định cho các đối tượng sau đây:
– Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi mắc chứng viêm mũi dị ứng.
– Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi mắc chứng viêm mũi cấp tính.
– Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi mắc viêm xoang.
Liều dùng và cách dùng của Thuốc xịt mũi Nazal
Liều dùng:
Thuốc xịt mũi Nazal cần được dùng đúng theo hướng dẫn mới có hiệu quả tốt nhất. Cụ thể như sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ hai lỗ mũi trước khi xịt.
Bước 2: Mở nắp bảo vệ ở đầu Thuốc xịt mũi Nazal, dùng ngón tay ấn nhẹ vào nắp bình cho đến khi thấy có tia sương bay ra, xịt trước 1 lần rồi mới xịt vào mũi. Sau đó hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong mũi.
– Nên xịt từ 2 đến 3 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 3 tiếng, tối đa chỉ nên xịt 6 lần/ ngày.
Bước 3: Sau khi xịt cần vệ sinh sạch sẽ vùng đầu của chai thuốc rồi đậy nắp để sử dụng cho lần sau.
Cách dùng:
Dùng xịt vào trong mũi.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Thuốc xịt mũi Nazal
Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng Thuốc xịt mũi Nazal:
Naphazolin: Những phản ứng nghiêm trọng ít xảy ra khi dùng tại chỗ ở liều điều trị. Một số phản ứng không mong muốn thường gặp, nhưng thoáng qua như kích ứng niêm mạc mũi, phản ứng gây xung huyết mũi trở lại có thể xảy ra khi dùng lâu ngày. Ngoài ra, có thể xảy ra một số phản ứng toàn thân.
– Thường gặp (ADR > 1/100): gây kích ứng tại chỗ.
– Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100): cảm giác bỏng rát, khô hoặc loét niêm mạc, hắt hơi, xung huyết trở lại với biểu hiện như đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thường xuyên, lâu ngày, nhìn mờ, giãn đồng tử, tăng hoặc giảm nhãn áp.
– Hiếm gặp (1/1000 < ADR): buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, mạch chậm và loạn nhịp.
Clopheniramin: Các phản ứng không mong muốn thường có tác dụng an thần theo các cấp độ như từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và kích ứng – xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng không mong muốn khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu như tăng liều từ từ.
– Thường gặp (ADR > 1/100):
Hệ Thần kinh Trung ương: Ngủ gà, an thần.
Tiêu hóa: Khô miệng.
– Hiếm gặp (ADR < 1/1000):
Toàn thân: Chóng mặt.
Tiêu hóa: Buồn nôn.
Tác dụng không mong muốn là kháng tiết acetylcholin trên thần kinh trung ương, và tác dụng kháng tiết acetylcholin ở người nhạy cảm (người bị bệnh glaucoma, phì đại tuyến tiền liệt và những tình trạng dễ nhạy cảm khác) có thể nghiêm trọng. Tần suất của các phản ứng này khó ước tính do thiếu thông tin.
Tương tác của Thuốc xịt mũi Nazal với các thuốc khác và các dạng dùng khác:
– Khi dùng Thuốc xịt mũi Nazal cho bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế enzym Monoamin Oxidase (MAOI), Maprotilin, hoặc các thuốc chống trầm cảm ba vòng, có thể gây ra phản ứng tăng huyết áp nặng.
– Các thuốc ức chế enzym Monoamin Oxidase (MAOI) cũng làm kéo dài và làm tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của Thuốc xịt mũi Nazal.
– Sử dụng rượu bia (có chứa ethanol), hoặc các thuốc an thần, gây ngủ có thể làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Thuốc xịt mũi Nazal.
– Khi dùng chung với thuốc chứa Phenytoin, Thuốc xịt mũi Nazal ức chế chuyển hóa Phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc Phenytoin.
Sử dụng Thuốc xịt mũi Nazal cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Ảnh hưởng của Thuốc xịt mũi Nazal lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc xịt mũi Nazal có chứa thành phần kháng histamin là hoạt chất Clopheniramin có thể gây ra tình trạng ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm khả năng vận động ở một số đối tượng – gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Cần tránh dùng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.
Quá liều và xử trí khi dùng Thuốc xịt mũi Nazal
Naphazoline: Ngộ độc do quá liều (khi dùng tại chỗ liều quá cao hoặc uống nhầm) có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương như hạ nhiệt, tim đập chậm, ra mồ hôi, buồn ngủ hoặc hôn mê, đặc biệt ở trẻ em.
Xử trí: Chủ yếu bằng điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Clopheniramin: Liều gây chết của Clopheniramin khoảng 25 đến 50 mg/kg thể trọng. Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều bao gồm an thần, kích thích hệ thần kinh trung ương, gây loạn thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp.
Xử trí:
– Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim mạch và cân bằng nước, bù điện giải.
– Có thể tiến hành rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro Ipeca. Sau đó, có thể dùng thêm than hoạt và thuốc tẩy xổ để hạn chế lượng hấp thu trong cơ thể.
– Khi xảy ra tình trạng hạ huyết áp và loạn nhịp, cần điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng cách cho tiêm tĩnh mạch (IV) Diazepam hoặc Phenytoin. Trong những ca nặng, có thể phải truyền máu.
Bảo quản Thuốc xịt mũi Nazal
– Để nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Xuất xứ của Thuốc xịt mũi Nazal
Nhật Bản.
Tiêu chuẩn chất lượng của Thuốc xịt mũi Nazal
Tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Nhà sản xuất Thuốc xịt mũi Nazal
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Sato, Nhật Bản.
Reviews
There are no reviews yet.