Thành phần
Hoạt chất: Pantoprazole 20mg
Công dụng
Người lớn và thiếu niên/trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên:
Dùng trong điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Dùng trong điều trị kiểm soát kéo dài và phòng ngừa cơn tái phát trong viêm thực quản trào ngược.
Chống chỉ định
Quá mẫn/tiền sử quá mẫn với pantoprazol, các thuốc thuộc nhóm benzimidazol hay với các thuốc phối hợp hoặc với bất kỳ tá dược nào.
Liều dùng
Cách dùng
Dùng đường uống
Liều dùng
Những thông tin sau đây được áp dụng cho Pantoloc trừ khi bác sỹ có chỉ định khác. Cần tuân theo các chỉ dẫn này, nếu không, thuốc sẽ không đạt được đúng tác dụng mong muốn.
Liều khuyến cáo
Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên
Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Liều uống được khuyến cáo là 1 viên bao tan trong ruột Pantoloc 20mg/ngày. Nhìn chung các triệu chứng giảm trong vòng 2-4 tuần điều trị. Nếu 4 tuần chưa đủ, chỉ cần kéo dài điều trị thêm 4 tuần nữa để làm giảm các triệu chứng trở lại bình thường. Khi các triệu chứng đã giảm bớt, có thể kiểm soát các triệu chứng tái phát bằng một liệu trình theo yêu cầu là 20 mg/ngày nếu cần. Có thể phải tính đến việc chuyển sang điều trị với một liệu pháp liên tục trong trường hợp các triệu chứng không hoàn toàn được kiểm soát đầy đủ sau khi đã điều trị với liệu trình theo yêu cầu.
Điều trị kiểm soát kéo dài và phòng ngừa cơn tái phát trong viêm thực quản trào ngược: Trong điều trị kéo dài, khuyến cáo dùng liều duy trì 1 viên bao tan trong ruột Pantoloc 20mg/ngày, tăng liều lên 40 mg pantoprazole/ngày nếu có tái phát. Có thể dùng viên Pantoloc 40mg trong trường hợp này. Sau khi đã kiểm soát được các triệu chứng của cơn tái phát, có thể giảm liều trở lại 20 mg pantoprazol.
Cảnh báo và thận trọng
Phụ nữ mang thai
Một dữ liệu trung bình trên phụ nữ mang thai (trong khoảng 300-1000 phụ nữ mang thai) cho thấy không có dị dạng hoặc độc tính trên bào thai/sơ sinh của Pantoloc.
Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính đối với sinh sản.
Chưa rõ nguy cơ tiềm ẩn đối với người; như một biện pháp thận trọng, nên tránh dùng Pantoloc trong quá trình mang thai trừ khi thật sự cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy pantoprazol bài tiết vào sữa. Không đủ dữ liệu về sự bài tiết của pantoprazol vào sữa mẹ nhưng sự bài tiết vào sữa mẹ đã được báo cáo. Không thể loại trừ nguy cơ đối với trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ. Vì vậy cần quyết định nên ngừng cho con bú hoặc ngừng điều trị bằng Pantoloc, điều này nên dựa vào lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và lợi ích của việc điều trị Pantoloc đối với người mẹ.
Khả năng sinh sản: Không có bằng chứng về suy giảm khả năng sinh sản sau khi dùng pantoprazol trong nghiên cứu trên động vật.
Tác dụng không mong muốn
Khoảng 5% bệnh nhân có thể được dự kiến gặp các phản ứng phụ của thuốc (ADR). Các phản ứng phụ đã được báo cáo thường gặp nhất là viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ tiêm, tiêu chảy, nhức đầu, xảy ra ở khoảng 1% bệnh nhân.
Bảng 1 liệt kê các phản ứng phụ đã được báo cáo với pantoprazol, được sắp xếp theo phân loại về tần suất sau đây:
Rất thường gặp (≥1/10); thường gặp (≥1/100 đến <1/10); ít gặp (≥1/1.000 đến <1/100); hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1.000); rất hiếm gặp (<1/10.000), không rõ (không thể ước tính từ các dữ liệu hiện có).
Đối với tất cả các phản ứng phụ được báo cáo từ kinh nghiệm hậu mãi, không thể áp dụng bất kỳ tần suất phản ứng phụ nào và do đó được đề cập là tần suất “không rõ”.
Trong mỗi nhóm tần suất, các phản ứng phụ được trình bày theo thứ tự độ nặng giảm dần.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.